BÍ MẬT NHÀ NƯỚC LÀ GÌ?
Khoản 01 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước:
"Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng được quy định bằng danh mục bí mật nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của luật này, thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố, nếu bị lộ, mất sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc."
=> Phạm vi bí mật nhà nước là rất rộng và trải dài trên hầu hết mọi lĩnh vực xã hội.
AI BAN HÀNH DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC?
Căn cứ vào điều 11 và 12 của Dự thảo, thẩm quyền ban hành phạm vi bí mật nhà nước và “trách nhiệm” lập danh mục bí mật nhà nước đều do các cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước ban hành.
BÍ MẬT NHÀ NƯỚC ĐƯỢC LƯU TRỮ TRONG BAO LÂU?
Điều 25 quy định thời hạn giải mật bí mật nhà nước: khi hết thời hạn bảo mật thì những bí mật này sẽ được công khai (tối đa là 40 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật)
Tuy nhiên Dự thảo lại thêm quy định các quy định về việc gia hạn:
- Điều 26 có quy định:
“...nếu xét thấy việc công khai nội dung bí mật nhà nước sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, lợi ích của quốc gia, dân tộc thì cơ quan ban hành, tạo ra bí mật nhà nước có quyền gia hạn tiếp...”
và “… việc gia hạn có thể được thực hiện nhiều lần. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn bảo mật ...”
=> Có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn thời hạn lưu trữ bí mật một cách KHÔNG GIỚI HẠN
- “...trước khi hết thời hạn giải mật bí mật nhà nước, cơ quan ban hành, tạo ra bí mật nhà nước có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời hạn giải mật bí mật nhà nước cho các cơ quan, tổ chức đã nhận bí mật nhà nước biết để tiếp tục bảo vệ...”
=> Và thậm chí người dân sẽ không hề biết được việc gia hạn này.
Như vậy với quy định tại Điều 26, thì Điều 25 liệu có còn giá trị????
TIÊU HỦY BÍ MẬT NHÀ NƯỚC:
Căn cứ để tiêu hủy bí mật nhà nước là “bí mật nhà nước không còn giá trị sử dụng hoặc không còn giá trị lưu giữ trên thực tế.” (Điều 28)
Căn cứ nào để đánh giá giá trị của bí mật nhà nước, phải chăng là do ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11, Điều 12 nêu trên????
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN???
Bí mật Nhà nước liên quan trực tiếp đến vận mệnh của cả một dân tộc, tức là của tất cả mọi người dân trong một đất nước.
Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền tiếp cận thông tin (Điều 25), có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của đất nước (Điều 28)
Tuy nhiên, theo những quy định tại Dự thảo luật trên, vai trò của người dân trong việc bảo vệ bí mật quốc gia cũng như đất nước là gì, nhất là trong khi Bí mật nhà nước trải dài trến quá nhiều lĩnh vực như vậy???
Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 31/08/2017 09:59:15 SA
Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 30/08/2017 03:25:35 CH
Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 30/08/2017 01:00:42 CH
Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 30/08/2017 12:59:05 CH