Chào bạn!
Lời nói sau cùng trước khi nghị án là một trong những quyền cơ bản của bị cáo được quy định tại Điều 50, được cụ thể hóa tại Điều 220 BLTTHS. Mục đích của việc quy định lời nói sau cùng là nhằm nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhận thức của bị cáo sau khi đã xét hỏi, tranh luận xong để có cơ sở cân nhắc đường lối xử lý cho phù hợp. Mặt khác thì trong lời nói sau cùng, bị cáo có thể trình bày thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án như có tội hay không, có thể thay đổi tội danh, khung hình phạt hay không, hoặc những tình tiết mới đó mâu thuẫn với kết quả xét hỏi, tranh luận... Và trong trường hợp này thì HĐXX phải quay trở lại việc xét hỏi.
Bởi vậy tại phiên tòa bị cáo bị đột quỵ phải đi cấp cứu nên không thể tiesp tục tham gia phiên tòa được khi chưa nói lời sau cùng thì HĐXX phải căn cứ vào Điều 187 BLTTHS để hoãn phiên tòa. Vì phiên tòa vẫn đang tiếp tục chứ chưa kết thúc nên đây được coi là trường hợp bị cáo vắng mặt. Việc vắng mặt này là có lý do chính đáng và rõ ràng nó gây trở ngại cho việc xét xử, quyền của bị cáo chưa được thực hiện và HĐXX cũng không thể tiên lượng được liệu trong lời nói sau cùng của bị cáo có thể xuất hiện thêm tình tiết mới hay không.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!