Đồng phạm hay che dấu tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #91015 26/03/2011

    prohauloc

    Male


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 1691
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    Đồng phạm hay che dấu tội phạm

    Có vấn đề này mình không hiểu mong mọi người giúp đỡ.

    Một tên A ăn trộm  chiếc sh sau đó mang tới gửi nhà B ( bạn thân) . B  hỏi A xe ở đâu mà ko mang về nhà. A bảo xe ăn trộm sau đó bảo B giữ hộ mai có người mua rồi sẽ cho B tiền. Nói xong  A đi về . tới trưa ngày hôm sau A tới lấy xe . sau đó đến chiều mang cho B  5 tr, .


    Vậy trong trường hợp này B phạm tội j?


    Đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm/?


    Thanks mọi người

    ¶æŽ ►™Qµâ∩™◄

    tôi tư duy và tôi tồn tại.

     
    19145 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #91068   27/03/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Nếu xét về tội trộm cắp thì B không là đồng phạm, vì B tham gia vụ việc sau khi tội phạm đã hoàn thành (cả về mặt thời gian và về mặt cấu thành tội phạm).

    Trong trường hợp này có thể B sẽ phạm tội:

    Điều 250.  Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có  

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #91099   27/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


      Thân chào anh Huy!

     Em đồng ý với ý kiến của anh!

     Trong trường hợp này B không phải là đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm.

     Mà phạm Tội chứa chấp hoặc tài sản do người khác phạm tội mà có.

     Điểm mấu chốt của vấn đề là "không hứa hẹn trước" và " Chứa chấp tài sản" trộm cắp mà có.

     Điều này giúp ta phân biệt với các tội khác!

     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #91382   28/03/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #ff8c00;">khacduy25!

    Việc xác định hành vi trên phạm vào Điều 250 BLHS là đúng. Nhưng cần xác định nó là tội danh nào quy định tại Điều 250. Và lập luận để xác định nó không phải là che giấu tội phạm không phải như vậy.

    1/ Về tội danh:

    Tội phạm tại Điều 250 BLHS là một tội ghép, nó quy định hai hành vi khác nhau là "chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có" và "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

    Hành vi chứa chấp là những hành vi như cất giữ, bảo quản...

    Hành vi tiêu thụ là những hành vi như mua để dùng, nhận để bán lại, giới thiệu người khác mua, chuyển tài sản đo cho người khác theo yeu cầu của người phạm tội...

    Vì vậy khi xác định tội danh, nếu người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp thì định tội là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có"; nếu người phạm tội thực hiện hành vi tiêu thụ thì định tội là "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" chứ không định tội như tên gọi của điều luật là "Chứa chấp
    hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Trường hợp người phạm tội thực hiện cả hai hành vi chứa chấp và tiêu thụ thì định tội là "Chứa chấp  tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

    Ở trường hợp trên, B chỉ thực hiện hành vi cất giữ mà không thực hiện hành vi tiêu thụ. Vì vậy tội danh của B là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có".


    2/ Vì sao nó là chứa chấp

    Tình tiết "không hứa hẹn trước" chỉ có giá trị để xác định B không đồng phạm với A về tội "Trộm cắp tài sản". Còn nó cũng là dấu hiệu đặc trưng của cả tội "Che giấu tội phạm", chứ không chỉ riêng tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ...". Và hành vi cất giữ tang vật (vật chứng) của tội phạm cũng là một trong những hành vi khách quan của tội "Che giấu tội phạm".

    Việc phân biệt hai tội danh này là dựa vào mục đích của người phạm tội. Nếu mục đích là che giấu tội phạm mà người khác đã thực hiện thì cấu thành tội "Che giấu tội phạm". Còn nếu mục đích chỉ là trục lợi bất chính thì cấu thành tội "Chứa chấp...".


    B thực hiện hành vi cất giữ xe cho A với mục đích trục lợi, nên tội phạm mà B phải chịu là "Chứa chấp...".


    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (28/03/2011) prohauloc (05/04/2011) dinhthihaivinh (19/10/2011)
  • #91526   29/03/2011

    dinhtat_hsb
    dinhtat_hsb

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2011
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


           Nói như bác BachThanhDc mới đầy đủ được. Vì đây là các tội có cấu thành tội phạm và hành vi khá giống nhau. Chỉ có thể phân biệt được giữa tội "Che giấu tội phạm" và "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có" ở mục đích của người thực hiện hành vi mà không thể phân biệt được qua hành vi. Nhân đây em có một vụ việc thế này các bác cùng tham gia thảo luận.
            Một nhóm do A cầm đầu vào công ty trộm một khối kẽm đi tiêu thụ, chia tiền cho nhau tiêu xài. Trong đó có B là bảo vệ công ty, tiếp tay cho nhóm của A nên được A chia cho 700.000đ. B về cho C ( C cũng là bảo vệ cùng ca trực với B nhưng không biết gì về việc này) 230.000đ, nói rõ hôm qua tiếp tay cho bọn trộm nên được cho tiến, cho C một ít để tiêu xài. C cầm lấy không nói gì. Sau đó nhóm của A trong đó có B,C bị bắt. Hỏi phải xác định tội danh cho C như thế nào?
    1, C là người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 250 Bộ luật hình sự
    2, C là người không tố giác tội phạm theo Điều 314 Bộ luật hình sự

    Trước khi trách người hãy nhìn lại mình

     
    Báo quản trị |  
  • #348672   06/10/2014

    quangthuy8689
    quangthuy8689

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ở đây chỉ nói là A đưa cho B 5 tr nhưng không nói là B có cầm tiền không. Nếu B không cầm số tiền đó thì B có phạm tội không? Nếu vậy mong các bác xem xét chứ e nghĩ B không phạm tội Chứa chấp.......

    P/s: E là thành viên mới nên mong các bác có gì chỉ bảo nhé

     

     
    Báo quản trị |  
  • #348761   07/10/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    quangthuy8689 viết:

    ở đây chỉ nói là A đưa cho B 5 tr nhưng không nói là B có cầm tiền không. Nếu B không cầm số tiền đó thì B có phạm tội không? Nếu vậy mong các bác xem xét chứ e nghĩ B không phạm tội Chứa chấp.......

    P/s: E là thành viên mới nên mong các bác có gì chỉ bảo nhé

     

    Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của người biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có tuy không hứa hẹn trước nhưng vẫn cất giữ, bảo quản, sử dụng, mua bán, trao đổi.  

    Như vậy, chỉ cần người có hành vi chứa chấp không hứa hẹn trước và biết rõ tài sản mà mình chứa chấp là tài sản do người khác phạm tội mà có thì hành vi của họ đã cấu thành tội phạm rồi, chứ không cần biết mục đích của việc chứa chấp là để làm gì. Ở trường hợp này, B có cầm tiền hay không chẳng ảnh hưởng gì đến cấu thành tội phạm cả.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #357248   18/11/2014

    minhtran1012
    minhtran1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    LS cho mình hỏi :

    Bên A và B thỏa thuận nhau là sẻ vào nhà 1 người bác để Xin tiền hoặc nhờ giúp đở.
    Bên A là em trai tôi. B rủ A cùng đi. A có do dự là sẻ không muốn đi. nhưng vì hoàn cảnh. A đả chấp nhận đi cùng bạn. Sau khi đến nhà một người bác. Bên B kêu bên A là đứng ở ngoài đầu ngỏ đợi B. A đợi hoài. chẳng thấy đâu. một lúc sau. Khi B ra và nói A né ra chổ khác. Sau đó từ đâu ... B chạy ra và nói A lên xe . A không biết chuyện gì đả xảy ra. A đả lên xe... trên đường đi . bên B đả nói rằng chiếc xe đả trộm tại một cửa hàng ... bên A đả cố gắng khuyên bạn . nhưng vụ việc xảy ra quá bất ngờ . không có sự lựa chọn. bên A buộc phải leo lên xe B . trong lúc buôn bán xe ... bên A không tham gia buôn bán. là của một người tên C ... và B đả rủ A uống CF cùng .. Bên A đả không nhận tiền của B . tuy bên A biết mình đả che dấu tội phạm như vậy , nhưng không dám trình báo với cơ quan vì lo sợ sẻ bị liên lụy . Vậy theo luật sư. bên A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ko ạ. và mức án tối đa là thế nào ...
     

     
    Báo quản trị |