"ĐỒNG CẢM" VỚI THAM NHŨNG

Chủ đề   RSS   
  • #213742 14/09/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    "ĐỒNG CẢM" VỚI THAM NHŨNG

     

    “Tham nhũng” khái niệm không phải mới nhưng vẫn là đề tại nóng bỏng tại thời điểm hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị đã và đang quyết tâm  triệt tiêu tận gốc vấn nạn này. Nhằm tạo cho bộ máy Nhà nước trong sạch, môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch, kinh tế phát triển bền vững, đời sống nhân dân được cải thiện; để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Song muốn giải quyết được vấn đề thì phải đi tìm hiểu nguyên nhân của nó, có như vậy, chúng ta mới biết cách chữa trị hiệu quả. Chính vì lẽ đó, tôi đã đặt bút viết nên những dòng suy nghĩ này.

    Một bộ phận đông đảo người dân Việt Nam cho rằng: nguyên nhân của tham nhũng là do chế tài xử lý thiếu tính răn đe. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy, mà đó chỉ là một trong những nguyên nhân nhỏ. Nhiều lúc tôi “đồng cảm” với những người tham nhũng, nó không phải vấn nạn mà là điều tất yếu của cảnh mưu sinh – chúng  ta buộc lòng phải chấp nhận. Bởi lẽ, tiền lương cán bộ công chức Việt Nam còn quá thấp nên đã đẩy họ vào vòng lẩn quẩn của tham nhũng. Mọi người hãy nghĩ xem, một vị cán bộ công chức làm từ 22 tuổi đến 42 tuổi, giả định với mức lương trung bình khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, trừ đi các chi phí thì họ ước dư chừng 72 triệu đồng, nếu họ chỉ nuôi chính bản thân mình. Vậy tiền đâu ra để họ nuôi gia đình, con cái, mua nhà…; nhưng thực tế thì họ phải có đủ tiền để chi cho các khoản cần thiết chính đáng đó, vậy nên cuộc sống đã đưa họ đến hai từ “tham nhũng” dù rằng họ chẳng muốn. Tôi nói như thế không phải ủng hộ tham nhũng mà để chúng ta nhịn nhận vấn đề một cách khách quan mà nhằm đưa ra phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Theo tôi, cần phải thực hiện như sau:

    (1)  Cải cách tiền lương là yếu tố hàng đầu: chúng ta phải tạo cho cán bộ công chức một nguồn thu nhập ổn định để họ trang trải cho những nhu cầu cơ bản và thiết yếu của mình, có làm được như vậy thì họ mới không tham nhũng. Nhưng khi đặt vấn đề tăng tiền lương thì sẽ tạo nên gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Bởi vậy, chúng ta cần phải có lộ trình trong thời gian dài hạn, chứ không thể nóng vội làm gấp rút được. Nếu ta thực hiện được vấn đề này thì tiếp tục là;

    (2)  Nên giữ lại một phần lương của cán bộ công chức để trả khi thời điểm họ về hưu: đây là biện pháp phần nào giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, hơn thế nữa sẽ hạn chế tham nhũng. Bởi lẽ, khi cán bộ công chức muốn tham nhũng họ luôn tính toán giữa điều được với cái mất. Nếu thời gian làm việc càng lâu thì lương nợ của Nhà nước với họ càng lớn, mà rằng họ tham nhũng nếu bị phát hiện thì cũng đồng nghĩa số nợ ấy không bao giờ được trả; vậy nên sẽ hạn chế được tham nhũng.

    (3)  Cần có một chế tài hợp lý: khi hai nguyên tắt trên phát huy không đạt 100% hiệu quả thì chế tài mới nên “vào cuộc”.

    Tại đây tôi xin mượn câu nói của ông cha ta từ ngàn đời nay vẫn dùng đó là : “bần cùng sinh đạo tặc”. Bởi thế, trước hết chúng ta phải lo cho đời sống của cán bộ công chức nước nhà được ổn định là điều tiên quyết, nếu khi nào chưa cải cách được chính sách tiền lương phù hợp thì chừng đó còn tham nhũng.  Ở bài viết này tôi không đưa ra được phương hướng giải quyết vấn đề, mà chỉ đem đến cách nhìn nhận sực việc, mầm mống của sự tham nhũng là ở tiền lương chứ không phải là chế tài. Nếu lương không đủ cho cán bộ, công chức sống mà chế tài tăng nặng với tham nhũng thì chẳng ai dám làm cán bộ, công chức Nhà nước. Khi ấy hệ lụy cho xã hội sẽ vô cùng lớn hơn cảnh tham nhũng hiện nay. Điều mà tôi muốn nhắn gửi qua bài viết này là “chúng ta nên cải cách từng bước, không nên nóng vội, chống tham nhũng không phải cầm giao giết chết nó mà làm sao cho nó không muốn tồn tại”.

                                                                             

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 14/09/2012 09:02:25 CH
     
    5767 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    leanhthu (15/09/2012) trung_hieu_nuce (15/09/2012) nguyenkhanhchinh (15/09/2012) admin (15/09/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #213795   15/09/2012
    Được đánh dấu trả lời

    mr_dudang
    mr_dudang

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2010
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 30 lần


    Tham nhũng, tôi nghĩ cũng không đơn giản như bạn nói đâu nguyên nhân của nó còn rất nhiều, sau đây tôi xin tóm tắt một cách bao quát nhất để cùng tham gia ý kiến với bạn: 

    1. Trình độ quản lý: (lập pháp, hành pháp, tư pháp về tham nhũng, cơ chế theo dõi và kiểm soát, các chính sách đối với công chức ...) Khi trình độ quản lý các tệ, tham nhũng càng nhiều.

    2. Trình độ phát triển kinh tế (thu nhập bình quân đầu người, hệ thống phúc lợi xã hội, ...) rõ ràng khi trình độ phát triển kinh tế càng thấp thì tình trạng "bần cùng sinh đạo tặc" càng nhiều.

    3. Trình độ dân trí (ý thức và tri thức của người dân) : Nếu người dân có đủ ý thức và tri thức để "không giải quyét mọi chuyện bằng tiền" và "không thể bị vòi tiền khi giải quyết công việc" thì tham nhũng sẽ không có đất để phát triển.

    4. Chuẩn mực đạo đức xã hội: cái này tôi lưu ý bạn là chính những bài viết với những cái tít như thế này sẽ dần phá vỡ chuẩn mực đạo đức xã hội đối với hành vi tham nhũng. 

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn mr_dudang vì bài viết hữu ích
    admin (15/09/2012) phamthanhhuu (15/09/2012) hungthamnhung (16/09/2012) nguyenkhanhchinh (15/09/2012)
  • #213825   15/09/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Vấn đề cũ nhưng tính chất không bao giờ cũ. PCTN? Nó hình thức và mị dân ngay từ khi chuẩn bị manh nha.

    Mình không bao giờ đồng cảm, nhưng mình đang sống chung với nó. Bởi không sống chung với nó thì chỉ còn cách "ra đi".

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #213832   15/09/2012

    mr_dudang
    mr_dudang

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2010
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 30 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Vấn đề cũ nhưng tính chất không bao giờ cũ. PCTN? Nó hình thức và mị dân ngay từ khi chuẩn bị manh nha.

    Mình không bao giờ đồng cảm, nhưng mình đang sống chung với nó. Bởi không sống chung với nó thì chỉ còn cách "ra đi".

     

    Bạn dùng từ mị dân thì quá ư là tiêu cực rồi.

    Là người trong ngành luật mà thiếu niềm tin vào sự công bình của pháp luật thì theo tôi, tôi dùng 1 chứ "hỏng"

    Một người làm trong ngành luật, có thể làm nên điều gì nếu anh ta không tin tưởng vào pháp luật.

    Đối với người bình thường, có thể gọi luật PC tham những là đẻ ra cho có. Còn đối với người làm luật thì nó phải là CƠ SỞ PHÁP LÝ chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #213888   15/09/2012
    Được đánh dấu trả lời

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Haizzzz, cho mình phản biện 1 chút nhé??

    Lương đang thấp, k đủ sống, ngân sách chưa có để tăng lương, bạn bảo phải có "lộ trình dài hạn" vậy mà bạn lại tư vấn cho NN giữ lại một phần lương thì CB sống bằng gì ??

    Tiền đồng VN yếu lắm, k giống như đô la Singapore đâu. Giả sử hàng tháng NN giữ lại một phần lương rồi khi bạn về hưu trả lại cho bạn 1 cục, cả vốn lẫn lãi (đương nhiên là theo lãi suất tiết kiệm NH từng thời kỳ rồi); He he, có ai dám chắc rằng cái "cục" đủ cho bạn tổ chức bữa tiệc chia tay đồng nghiệp không nhỉ ??

    Chúng ta thường lạm dụng từ "cải cách" nên mới có tư tưởng "cải cách từng bước". Quan điểm của tôi đã làm là phải làm quyết liệt. VN Đã coi tham nhũng là "giặc nội xâm", là "Quốc nạn" thì k thể đồng cảm, chung sống được. Phải đặt nó ra ngoài vòng pháp luật, giết chết nó thì nó có muốn cũng không thể tồn tại được.

    Phải làm một cuộc Cách mạng chống tham nhũng, chứ không chỉ là một cuộc Cải cách.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungthamnhung vì bài viết hữu ích
    leanhthu (15/09/2012)
  • #213889   15/09/2012
    Được đánh dấu trả lời

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Chào thành viên Cộng đồng dân luật cho mình có chút ý kiến nhé:

    Nếu quan điểm vấn đề tham nhũng của cán bộ, công chức nhà nước thì không chỉ có ở Việt Nam nói riêng, mà các nước trên thế giới vẫn tồn tại song hành quanh vấn đề điều hành quản lý bộ máy nhà nước.

    Tuy nhiên đất nước nào có bộ máy nhà nước quản lý tốt, có dự trữ, chính sách tốt về tiền lương, thì vẫn đề đó hạn chế đi phần nào thui? chứ xét thực tế ở Việt Nam lương của các bộ, công chức vào nhà nước không đủ sống tính theo mức lương tối tiểu quy định bậc đại học ra trường hưởng 2,34 hệ số lương chưa kể 1 năm tập sự hưởng 70-75% phần trăm số lương.

    Xin hỏi với mức lương như vậy thì không đủ chi phí cho bản thân đi làm tiền xăng xe, chứ đừng nói đến chi phí gia đình. Nếu đất nước ta áp dụng như một số nước khác như Singapore áp dụng quy chế khi vào nhà nước được cấp cho một căn hộ hay chi phí tiền lương rất cao để đảm bảo cuộc sống mà nếu tham nhũng thì bị tịch thu và mất hết.

    Nếu nhà nước quản lý được như vậy thì nạn tham nhũng sẽ giảm dân khi mà đời sống họ được đảm bảo, cộng thêm chế tài nghiêm khắc, họ sẽ yên tâm hơn để công tác phục vụ cho sự phát triển chung của cộng đồng về đất nước chứ không có tình trạng "hành là chính".

     

     

     

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (17/09/2012)
  • #214437   18/09/2012

    kim_hoang
    kim_hoang

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 800
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 36 lần


    Tôi không thích bàn luận về Chính trị nhưng thấy chủ đề của Topic đáng để quan tâm nên  có đôi lời lạm bàn.

    Từ xa xưa đã xuất hiện 2 luồng tư tưởng trong quản lý Nhà nước là Đức trị và Pháp trị. (do Khổng tư và Hàn Phi Tử sáng lập). Thực tế đã chứng minh "khi đạo đức suy đồi, quan lại tham nhũng, tranh danh đoạt lợi.." thì không thể dùng tư tưởng Đức trị để Quản lý Nhà nước.

    Đây cũng là thời điểm Hàn Phi Tử kế thừa các nhà Pháp trị trước và hình thành tư tưởng Pháp trị của mình:

    Tư tưởng của Hàn Phi Tử
    Là dùng Pháp trị nhưng lại trọng dân, trước khi đặt ra luật lệ mới, ông để cho dân tự phê bình. Còn lập pháp thuộc về nhà vua: quy tắc lập pháp phải lấy tính người và phép trời làm tiêu chuẩn. Hành pháp thì phải công bố luật cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm chỉnh, tránh thay đổi, phải "chí công vô tư vua tôi sang hèn đều phải theo pháp luật " thưởng phạt phải nghiêm minh "danh chính pháp hoàn bị thì bậc minh quân chẳng có việc gì phải làm nữa, vô vi mà được trị"

    Chính sách cai trị phải dựa vào ý dân, dân muốn gì thì phải cấp cho cái đó, không muốn cái gì thì trừ cho cái đó. Hàn phi tử đưa ra quan điểm; bản chất con người là ác, muốn quản lý xã hội phải khởi xướng ra lễ nghĩa và chế định ra pháp luật để uốn nắn tính xấu của con người. Trong cai trị - quản lý thì "tiên phú, hậu giáo" trước hết là làm cho dân giàu sang sau đó thì giáo dục họ, trong giáo dục thì" tiên học lễ - hậu học văn" Nho gia chủ trương cai trị bằng đạo đức, bằng văn và đã phát triển học thuyết- phương pháp đức trị. Ngựơc lại, pháp gia đã đưa ra một học thuyết và phương pháp cai trị mới - pháp trị " pháp bất vị thân", pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết dễ thi hành; pháp luật phải công bằng bênh vực kẻ thiểu số; thường phải có trọng hậu, phạt phải nặng. Đó là tư tưởng về chính trị xã hội.
    (Sưu tầm)

    Tôi không hiểu về Chính trị cho lắm nhưng hình như Nhà nước Việt nam Quản lý Nhà nước theo tư tưởng Pháp trị và mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước Pháp luật. Như vậy, tất cả mọi người cư trú trên lãnh thổ Việt nam đều phải tuân thủ Pháp luật ..Lẽ đương nhiên, nếu ai đó vô tình hay cố ý làm trái Pháp luật thì sẽ có chế tài xử lý để đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh của Pháp luật.

    Vậy mỗi người dân chúng ta nên bày tỏ thái độ như thế nào đối với "tình hình tham nhũng của đại đa số cán bộ nhà nước"?

    Đồng cảm và bao biện bằng đủ mọi lý do là tiền lương công chức không đủ sống hay "có muốn nhận đâu nhưng người dân họ (dại) cứ đưa tiền chả lẽ không nhận hoặc "trong môi trường mọi người đều thế cả mình không nhận là dại..

    - Đúng là lương của cán bộ công chức Nhà nước hiện nay còn thấp, điều này được chứng minh, giải trình của Bộ, Vụ chính sách..trước Quốc hội hay được phỏng vấn trên các bài báo..Vậy chúng ta thử nghĩ xem, thu nhập bình quân của đại đa số người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt nam là bao nhiêu? (http://dantri.com.vn/c76/s76-544869/thu-nhap-binh-quan-cua-nguoi-viet-nam-nam-2011-dat-1300-usd.htm). Và thu nhập bình quân năm của các cán bộ công chức là bao nhiêu? Theo ý kiến chủ quan của tôi thì chắc là cao hơn nhiều lắm.

    - Đúng là một công chức cả đời làm việc phục vụ nhân dân với đồng lương ít ỏi thì lấy đâu tiền để nuôi vợ con, để mua nhà, mua xe.. và vì vấn đề mưu sinh họ buộc phải tham nhũng chứ thực tình họ không muốn nếu...Xin thưa rằng những người cũng được học hành, đào tạo các chuyên ngành làm việc trong các thành phần kinh tế họ cũng chẳng có tiền để nuôi vợ con, tiền để mua nhà....

    - Đúng là người dân ( những ông bà chủ) họ dại hoặc họ thương những cán bộ công chức ( đầy tớ của nhân dân) không có tiền để nuôi vợ con, để mua nhà nên họ cứ đưa tiền chả lẽ không nhận..Vâng, họ cứ đưa nhưng đạo đức và lương tâm của những người đầy tớ có cho phép mình nhận hay không khi  đồng tiền mà những ông bà chủ có được là từ mồ hôi, nước mặt, thậm chi là máu của mình?

    - Đúng là mọi người họ đều nhận cả, tham nhũng đã trở thành "Quốc nạn" (Tôi không đồng ý khi mọi người dùng từ "quốc nạn" để phản ánh hiện tượng tham nhũng hiện nay vì quốc nạn chỉ dùng để phản ánh tình trạng, hiện tượng...của đại đa số người dân trên lãnh thổ của Quốc gia đó..) không nhận là dại...Đúng là dại quá đi chứ người ta nhận mình cũng nhận, người ta vi phạm Pháp luật mình cũng vi phạm Pháp luật (và chẳng ai vi phạm cả chỉ có mấy con sâu bị phát hiện là vi phạm thôi)

    Tôi cũng định bày tỏ ý kiến chủ quan của mình là phản đối tham nhũng nhưng thấy mọi người "đồng cảm" ( tôi ít học Luật, có chăng chỉ học Luật rừng nhưng luôn tuân thủ Luật pháp VN) nên cũng "đồng cảm theo. Một người dân chân đất mắt toét như tôi lẽ đương nhiên bị tâm lý đám đông chi phối rồi. Vâng, tôi đồng cảm nhưng từ trong suy nghĩ xa xôi tôi nhận thấy "hiện tượng" không nhỏ những người đầy tớ tham nhũng đã tạo nên sự bất ổn xã hội và thiếu nghiêm minh của Pháp luật. Và những ông bà chủ kia đang oằn mình, đổ mồ hôi, nước mắt và thâm chí cả máu của mình để cho những người đầy tớ có được cuộc sống sung túc hơn, có tiền nuôi vợ con, mua nhà, mua xe...Hình như trong số những ông bà chủ đó có tôi thì phải?

     

    P/s: Đôi điều suy nghĩ nếu có gì không phải mong bà con bỏ quá cho.

    Cập nhật bởi kim_hoang ngày 18/09/2012 11:05:03 CH Cập nhật bởi kim_hoang ngày 18/09/2012 09:23:10 CH Cập nhật bởi kim_hoang ngày 18/09/2012 09:22:04 CH Cập nhật bởi kim_hoang ngày 18/09/2012 09:18:26 CH Cập nhật bởi kim_hoang ngày 18/09/2012 09:15:05 CH Cập nhật bởi kim_hoang ngày 18/09/2012 09:12:38 CH

    TÂM

    TỊNH

    VIÊN

    THÀNH

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kim_hoang vì bài viết hữu ích
    leanhthu (18/09/2012)