"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."
Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đóng đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Và theo Khoản 3 Điều 22 Luật này thì: Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền: Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Căn cứ quy định trên, khi người lao động có đi làm và có đóng BHXH thì khi họ đủ điều kiện hưởng thai sản cơ quan BHXH giải quyết chế độ. Luật không quy định cụ thể là phải đóng BHXH bao nhiêu tháng mới không bị thanh tra, mà vấn đề này sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, xét thất cần thiết thì cơ quan BHXH có quyền yêu cầu công ty cung cấp các giấy tờ có liên quan, tránh trường hợp trục lợi BHXH.