Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã nghỉ hưu

Chủ đề   RSS   
  • #497890 26/07/2018

    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã nghỉ hưu

    Chào mọi người, công ty mình làm bên ngành nghề xuất nhập khẩu, bên mình có một nhân viên lớn tuổi (60 tuổi), theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao đông 2012 thì Bác đã đến tuổi nghỉ hưu, cụ thể:

    "Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

     
    1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
     
    2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
     
     3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
     
    4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
     
    Tuy nhiên, bên công ty mình đang thiếu nhân sự, lại rất cần những người có kinh nghiệm làm lâu năm, muốn bác cống hiến thêm ở công ty, công ty mình đã tiếp tục làm hợp lao động với Bác và bác đã đồng ý, nhưng hiện tại không biết công ty mình có làm các chế độ cho bác hưởng chế độ hưu trí luôn hay là vẫn đóng bảo hiểm xã hội, khi nào bác nghỉ thì làm chế độ nghị hưu. Nếu làm chế độ nghỉ hưu bây giờ thì bên mình đóng bảo hiểm xã hội cho bác ra sao, mong mọi người giúp đỡ minh.
     
    5815 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #497897   26/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Căn cứ khoản 1 Điều 167 của Bộ luật lao động 2012 thì khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khoẻ kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian kéo dài hợp đồng người lao động vẫn thuộc thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật lao động 2012.

     
    Báo quản trị |  
  • #502422   16/09/2018

    Trường hợp này nếu bác đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định thì vẫn có thể làm thủ tục để hưởng lương hưu như bình thường thôi ạ. Khi bác đang hưởng lương hưu bạn vẫn có thể ký kết hợp đồng lao động với bác theo quy định về giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi được quy định trong bộ luật lao động như sau: 

    "Điều 166. Người lao động cao tuổi

    1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
    3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
    Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
    1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
    2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
    3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc."
    Khí đó bác không còn là đối tượng phải tham gia BHXH theo quy định tại khoản 9 Điều 123 của luật BHXH 2014 như sau: "9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
    Khi đó, công ty bạn phải thanh toán cho bác một khoản tương ứng với khoản tiền đóng BHXH mà lẽ ra phải đóng cho bác theo quy định sau của BLLĐ 2012:
    "Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
    Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
    2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
    3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định."
    "
     
    Báo quản trị |  
  • #508454   26/11/2018

    Trường hợp này phải xem người lao động này đã đủ điều kiện hưởng lương hưu hay chưa, căn cứ vào Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    “Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

    …”

    Nếu người lao động này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì làm thủ tục hưởng lương hưu. Đơn vị mình không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người này nữa theo quy định tại Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

    “Điều 123. Quy định chuyển tiếp

    9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    …”

    Nếu người lao động nêu trên vẫn chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc tại đơn vị mình theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

     

     
    Báo quản trị |