Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #178130 12/04/2012

    loitu123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 413
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự

    Điều 426-  Bộ Luật dân sự quy định: 

    Trong trường hợp một bên thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ( đã được thỏa thuận trước đó) thì phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ phải bồi thường.

    TUY NHIÊN, khi trong một hợp đồng hai bên thỏa thuận về việc " một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo cho bên kia biết"...thỏa thuận này rõ ràng là trái quy định của pháp luật dân sự. Nhưng liệu trong thực tế có được chấp nhận hay không nếu các bên phát sinh tranh chấp và Tòa tiến hành giải quyết tranh chấp?

    Nếu thỏa thuận này được chấp nhận thì quy định ở đâu?
    Cập nhật bởi boyluat ngày 20/04/2012 12:43:26 CH Cập nhật bởi caythongnoel ngày 17/04/2012 10:31:37 CH

    ĐI ĐI ĐI!!!

    Mỗi khoảnh khắc trôi qua, T lại bước đến ước mơ mình gần hơn!

     
    35755 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #178142   12/04/2012

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    loitu123 viết:
    Điều 426- Luật dân sự quy định: 

    Trong trường hợp một bên thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ( đã được thỏa thuận

     trước đó) thì phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia

     thì sẽ phải bồi thường.

    TUY NHIÊN, khi trong một hợp đồng hai bên thỏa thuận về việc " một bên đơn phương chấm dứt

     hợp đồng mà không cần thông báo cho bên kia biết"...thỏa thuận này rõ ràng là trái quy định của

     pháp luật dân sự. Nhưng liệu trong thực tế có được chấp nhận hay không nếu các bên phát sinh

     tranh chấp và Tòa tiến hành giải quyết tranh chấp?

    Nếu thỏa thuận này được chấp nhận thì quy định ở đâu?

    Mình vẫn chưa hiểu ý bạn muốn nói ở đây là gì?
     Khi 2 bên thỏa thuận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng rồi thì rõ ràng là 2 bên đã biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của một bên rồi vậy còn cần thông báo gì nữa?
    Mục đích của quy định "thông báo" trước cho bên kia một thời gian hợp lý là nhằm để bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng 1 cách đơn phương của bên kia thôi mà.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    loitu123 (13/04/2012) Tuvanpsi (09/06/2017)
  • #178151   13/04/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Bộ luật dân sự 2005 viết:
    Điều 426. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
    1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
    2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
    3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
    4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại


    Theo quy định tại khoản 2, Điều 426, BLDS 2005 thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại mà bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng gánh chịu do không thông báo trước - pháp luật cho bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng một "quyền dân sự". Tuy nhiên, việc này không hạn chế các bên thỏa thuận về vấn đề này, bản chất của thỏa thuận "một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước" là việc các bên thỏa thuận dù có thiệt hại xảy ra với bên kia thì bên có lỗi gây thiệt hại cũng không phải chịu trách nhiệm - thỏa thuận này hoàn toàn hợp pháp.

    Bạn đặt ra vấn đề này cũng không phải là không có ích. VD: trong một hợp đồng mà một bên không hề có ý định thực hiện hợp đồng, với thỏa thuận "một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước" thì bên đó có thể đạt được mục đích khiến bên kia bị thiệt hại mà vẫn không phải chịu trách nhiệm, bên bị đơn phương không hề biết mục đích thật của phía đối tác nên đã chuẩn bị mọi công việc để thực hiện hợp đồng (họ chỉ biết rằng bên đối tác có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong tương lai nhưng lại không rõ vào thời điểm bên đó sẽ thực hiện quyền đó để có biện pháp phản ứng lại và thiệt hại gần như là chắc chắn); việc thỏa thuận điều khoản này khiến các bên tự đặt mình vào rủi ro tiềm ẩn trong tương lai !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    loitu123 (13/04/2012)
  • #178384   13/04/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    Bộ luật dân sự 2005 viết:
    Điều 426. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
    1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
    2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
    3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
    4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại


    Theo quy định tại khoản 2, Điều 426, BLDS 2005 thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại mà bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng gánh chịu do không thông báo trước - pháp luật cho bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng một "quyền dân sự". Tuy nhiên, việc này không hạn chế các bên thỏa thuận về vấn đề này, bản chất của thỏa thuận "một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước" là việc các bên thỏa thuận dù có thiệt hại xảy ra với bên kia thì bên có lỗi gây thiệt hại cũng không phải chịu trách nhiệm - thỏa thuận này hoàn toàn hợp pháp.

    Bạn đặt ra vấn đề này cũng không phải là không có ích. VD: trong một hợp đồng mà một bên không hề có ý định thực hiện hợp đồng, với thỏa thuận "một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước" thì bên đó có thể đạt được mục đích khiến bên kia bị thiệt hại mà vẫn không phải chịu trách nhiệm, bên bị đơn phương không hề biết mục đích thật của phía đối tác nên đã chuẩn bị mọi công việc để thực hiện hợp đồng (họ chỉ biết rằng bên đối tác có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong tương lai nhưng lại không rõ vào thời điểm bên đó sẽ thực hiện quyền đó để có biện pháp phản ứng lại và thiệt hại gần như là chắc chắn); việc thỏa thuận điều khoản này khiến các bên tự đặt mình vào rủi ro tiềm ẩn trong tương lai !


    Chào bạn, mình thấy VD mà bạn đưa ra không thuyết phục lắm, bởi lẽ:
    1. Khoản 4, Điều 426 BLDS như bạn trích dẫn ở trên quy định bên nào có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại, như vậy, 1 bên không thể muốn bên kia bị thiệt hại thì đợi bên kia chuẩn bị thực hiện hợp đồng rồi khơi khơi chấm dứt cho bên kia thiệt hại như bạn nói, vì nếu họ làm vậy thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Nói chung, muốn chấm dứt phải có căn cứ, mà khi kí hợp đồng thì các bên không thể biết trước là có xảy ra căn cứ để họ chấm dứt hợp đồng hay không nên không thể muốn ai thiệt hại thì kí hợp đồng rồi chấm dứt như bạn nói.
    2. Giả dụ như có trường hợp 1 bên muốn bên kia thiệt hại rồi làm như bạn nói thì họ cũng không cần thỏa thuận "một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước". tại vì khi họ báo cho bên kia thì việc đã rồi. họ cứ đợi đối tác chuẩn bị xong thì thông báo, khi bên kia nhận được thông báo thì hợp đồng chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 426 ở trên. Như vậy, khi đã muốn chấm dứt thì việc có thỏa thuận báo trc hay không cũng không khác biệt nhiều lắm.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huyet_cong_tu vì bài viết hữu ích
    annn_financial (16/05/2015)
  • #179120   17/04/2012

    phuongsotiensinh
    phuongsotiensinh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2008
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 330
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 10 lần


    loitu123 viết:
    Điều 426- Luật dân sự quy định: 

    Trong trường hợp một bên thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (đã được thỏa thuận trước đó) thì phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ phải bồi thường.
    TUY NHIÊN, khi trong một hợp đồng hai bên thỏa thuận về việc " một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo cho bên kia biết"...thỏa thuận này rõ ràng là trái quy định của pháp luật dân sự. Nhưng liệu trong thực tế có được chấp nhận hay không nếu các bên phát sinh tranh chấp và Tòa tiến hành giải quyết tranh chấp?
     Nếu thỏa thuận này được chấp nhận thì quy định ở đâu?


    Ðiều 4. BLDS: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận 

    "Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

    Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

    Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng."

    Trong quan hệ dân sự thì nguyên tắc tối cao là tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
     Khoản 2 Điều 426 BLDS quy định :

    Ðiều 426. Ðơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

    "...

    2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường."

    Với quy định này không có nghĩa là là pháp luật cấm mọi trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng mà không báo trước. Trong pháp luật dân sự ưu tiên hàng đầu là áp dụng thỏa thuận của các bên, các bên không có thỏa thuận về 1 vấn đề trong Hợp đồng thì mới áp dụng đến các quy định của pháp luật Dân sự điều chỉnh vấn đề đó. Nếu trong Hợp đồng không có quy định thì mới cần áp dụng đến Khoản 2 Điều 426. Do đó thỏa thuận "một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo cho bên kia biết" không hề trái quy định với Khoản 2 Điều 426 BLDS. Hoàn toàn có thể đưa thỏa thuận này vào Hợp đồng dân sự.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ với Công ty Luật Hà Huy theo địa chỉ: tranvanhoang.law@gmail.com hoặc điện thoại 01688.209.867 để được giải đáp và tư vấn kịp thời. Chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật Hà Huy (Galaxy Law Firm)

    H.O: 127/11 Doc Ngu Str., Hanoi, Vietnam

    R.O: Tan Xuan, Tu Liem, Hanoi

    Website: www.hahuy.com.vn

    T: (84.4) 38.327.723 I F: (84.4) 37.579.567 I M: 0913.577.696

    E: tuhahuy@gmail.com I tuhahuy@vnn.vn I tuhahuy@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongsotiensinh vì bài viết hữu ích
    loitu123 (18/04/2012)
  • #217360   02/10/2012

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    xin hỏi, phải chăng?

    Trong pháp luật dân sự nếu các bên không có thỏa thuận thì việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chỉ được chấp nhận khi có quy định của pháp luật .

    Trường hợp không có thỏa thuận dự liệu trước, nhưng một bên có sai phạm thì có đơn phương chấm dứt được không? căn cứ pháp lý là gì?

     

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #217417   02/10/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    xuanlong_halong viết:

    xin hỏi, phải chăng?

    Trong pháp luật dân sự nếu các bên không có thỏa thuận thì việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chỉ được chấp nhận khi có quy định của pháp luật .

    Trường hợp không có thỏa thuận dự liệu trước, nhưng một bên có sai phạm thì có đơn phương chấm dứt được không? căn cứ pháp lý là gì?

     

    Chào bạn

    Tại điều 414 BLDS 2005 có quy định về Thực hiện hợp đồng song vụ.Cụ thể như sau:

     

    Điều 414. Thực hiện hợp đồng song vụ

    1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 415Điều 417 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

     

    Điều 415. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng song vụ

    1. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.

    2. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

     

    Điều 417. Nghĩa vụ không thể thực hiện được do lỗi của bên có quyền

    Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Như vậy việc một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên còn lại thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Thân

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    xuanlong_halong (05/10/2012)