Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #353067 29/10/2014

    tranduyen0512

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Năm 2013 khủng hoảng kinh tế gia tăng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty X. trước tình đó buộc doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và xát nhập 1 số ban ngành lại với nhau. Theo đó có 20 lao động thuộc diện dôi dư theo phương án sử dụng lao động mới mà hội đồng quản trị của công ty đã họp bàn và quyết đinh: Sau 20 ngày kể từ thời điểm phương án sử dụng lao động mới đã được hội đồng quản trị của công ty đã quy định, giám đốc công ty đã chấp dứt hợp đồng lđ đối với 20 lao động nói trên và thực hiện việc chi trả trợ cấp thôi việc cho họ theo yêu cầu. Vận dụng các quy định của pháp luật, anh chị hãy đánh giá về hành vi chấm dứt hợp đồng của giám đốc công ty đối với 20 lao động với tình huống trên.

    Bài làm

              Quy định chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm: sự kiện pháp lý dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng động và quy định về giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp động lao động

                     Sự kiện pháp lý.

    -                      Quyết định của công ty X là chấp dứt hợp đồng lao động đối với 20 lao động là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

    -                      

    -                     Theo quy định tại điều 36 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể là tại khoản khoản 10 quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 38 của bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    -                     Theo quy định tại  k2 điều 44 bộ luật lao động quy định nghĩa vụ của người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: trong trường hợp người SDLĐ không giải quyết được việc làm cho người lao động thông qua việc làm thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại điều 49 của bộ luật này.

    -                     Trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, buộc phải cho thôi việc thì NSDLĐ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại điều 46 của bộ luật lao động. trong trường hợp người SDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải thông báo trước 30 ngày cho cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

    -                     Như vậy khi so sánh các quy định của pháp luật về vấn đề chấm dứt hợp đồng với các dự liệu mà đề bài nêu ra thì quyết định của công ty X là hoàn toàn có căn cứ pháp luật .

        Giải quyết hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng

       Trách nhiệm của công ty khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    -         Ít nhất trước 15 ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn người SDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ

    -         Người SDLĐ có trách  nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại số tiền bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người SĐLĐ đã giữ lại của người lao động.

    -         Như vậy công ty X phải làm những công việc như sau: thông báo cho 20 lao động về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động , hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại số tiền bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác mà công X đã giữ lại của 20 lao động

         Chế độ trợ cấp mất việc làm

    Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

     Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

    Như vậy đề bài không quy định rõ là số lao động trên đã làm cho cty X trong thời gian bao lâu nên ta không có căn cứ để tính số tiền trợ cấp cụ thể cho người lao động.

    xin luật sư cho em biết em giải quyết như vậy đã đúng chưa?

     

     
    7969 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #353355   30/10/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào bạn, nói chung là bạn làm đúng hướng rồi đó, chỉ có một vài chỗ cần lưu ý thôi

    Năm 2013 khủng hoảng kinh tế gia tăng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty X. => cần phân biệt sự việc của bài tập xảy ra trước hay sau khi BLLĐ 2012 có hiệu lực. Nếu việc này xảy ra trước 01/05/2013 thì phải áp dụng BLLĐ cũ, khi đó lý do kinh tế ko được xét đến

    Theo quy định tại điều 36 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể là tại khoản khoản 10 quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 38 của bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. => Bạn đọc kỹ lại khoản 10 điều 38, ở đây bạn trích dẫn đúng điều khoản nhưng text chép ko đúng

    Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải thông báo trước 30 ngày cho cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh => thực tế thì cty đã không tuân thủ điều khoản này

    Ít nhất trước 15 ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn người SDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ => nội dung này không liên quan đến bài tập, cho nên ko cần trích dẫn ra đây

    giám đốc công ty đã chấp dứt hợp đồng lđ đối với 20 lao động nói trên và thực hiện việc chi trả trợ cấp thôi việc cho họ theo yêu cầu. => theo điều khoản mà bạn đã trích dẫn thì phải trả trợ cấp mất việc làm chứ ko phải trợ cấp thôi việc.

     

     

     
    Báo quản trị |