Ông Tae Man S (quốc tịch Hàn Quốc) làm
việc cho Công ty HV từ ngày 11 tháng 3 năm 1999 theo các hợp đồng lao động có
thời hạn 1 năm, cụ thể:
·
Hợp đồng thứ nhất từ ngày 11/3/1999 đến 10/3/2000;
·
Hợp đồng thứ hai từ ngày 11/3/2000 đến 10/3/2001;
·
Hợp đồng thứ ba từ ngày 11/3/2001 đến 10/3/2002;
·
Hợp đồng thứ tư từ ngày 11/3/1992 đến 10/3/2003;
·
Hợp đồng thứ năm từ ngày 11/3/2003 đến 10/3/2004; và
·
Hợp đồng thứ sáu từ ngày 11/3/2004 đến 10/3/2005.
Trong thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động nói trên, ông Tae Man S
chỉ có một giấy phép lao động có thời hạn từ ngày 11/3/2001 đến ngày 10/3/2002.
Theo hợp đồng lao động, tiền lương của
ông Tae Man S là 3.700.000 won/tháng (tương đương 51.800.000 đồng/tháng), công
việc vận hành tàu của ông Tae Man S không thường xuyên mà phụ thuộc vào kế
hoạch và tiến độ sửa chữa tàu: “Thời gian làm việc của bên B phụ thuộc vào tình
hình công việc của bên A” (Điều 4). Tại Điều 9 của hợp đồng lao động cũng quy định Công ty HV có
quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Tae Man S, nếu ông Tae Man S “không
tuân theo điều động của [công ty]”.
Ngày 27/4/2004, công ty HV giao nhiệm vụ
cho tàu kéo do ông Tae Man S là Thuyền trưởng, ông Lee Seong H là Máy trưởng,
kéo tàu Chí Linh từ ụ tàu ra ngoài cảng để kéo tàu Harackle và Phao nổi của
giàn khoan Đại Hùng vào ụ tàu để các tổ sản xuất tiến hành sửa chữa theo kế
hoạch. Ông Tae Man S và ba người lao động Hàn Quốc khác không thực hiện lệnh
điều động của công ty, đồng thời rời khỏi nơi làm việc. Lý do ông Tae Man S và
ba người Hàn Quốc không thực hiện nhiệm vụ là vì phải làm việc liên tục nên mệt
mỏi, vận hành tàu ban đêm không đảm bảo an toàn. Ngày hôm sau (ngày 28/4/2004),
ông Tae Man S đến công ty lấy giấy tờ, hộ chiếu và rời khỏi nơi làm việc, sau
đó không đến nơi làm việc nữa.
Ngày 29/4/2004, Tổng giám đốc công ty HV
họp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở cơ sở trao đổi về việc ông Tae Man S tự ý
bỏ việc và ra Thông báo hủy bỏ hợp đồng lao động với ông Tae Man S với lý do
ông đã vi phạm cam kết trong hợp đồng lao động. Ngày 03/5/2004, ông Tae Man S
nhận được Thông báo hủy bỏ hợp đồng lao động.
Sau một thời gian về nước, ông Tae Man S
trở lại Việt Nam, và ngày 1/12/2004, ông đã có đơn kiện công ty HV về việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Ông Tae Man S yêu cầu Công ty HV
phải nhận ông trở lại làm việc, nếu hợp đồng còn thời hạn, bồi thường tiền
lương trong thời gian không được làm việc và trả trợ cấp theo các Điều 41 và 42
BLLĐ.
Công ty HV không chấp nhận yêu cầu của
ông Tae Man S, đồng thời có yêu cầu phản tố, đòi ông Tae Man S phải liên đới
bồi thường thiệt hại do không chấp hành lệnh điều động sản xuất, với tổng số
tiền bị thiệt hại là 60.860,50 USD (bao gồm: tiền thuê tàu kéo MASC để lai dắt tàu trong hai ngày 28 và
29/4/2004 với chi phí là 176.139.936 đồng; tiền phạt do chậm giao tàu Chí Linh
là 66.569,34 USD, còn lại là khoản thu bị mất do không giải phóng được ụ tàu,
chi phí tiền công lao động cho những người lao động phải nghỉ việc).
Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com
Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com