Đơn đã được chuyễn đến "Người có thẩm quyền để giải quyết" nhưng lại không giải quyết thì sao?

Chủ đề   RSS   
  • #91839 30/03/2011

    vothephuong

    Mầm

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2010
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Đơn đã được chuyễn đến "Người có thẩm quyền để giải quyết" nhưng lại không giải quyết thì sao?

    Trường hợp của tôi như sau;
    .    Tôi làm đơn tố cáo tính chất giải quyết không khách quan của thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong vụ kiện tranh chấp ranh do tôi đứng nguyên đơn vào năm 2005, vì vị này đã giúp cho bị đơn lấy trọn thửa đất của tôi; trong phần xét thấy " cho rằng gia đình tôi bỏ hoang đất, và phía bị đơn đã vào sử dụng đất của tôi từ năm 1984 cho đến nay"  trong khi gia đình tôi trực tiếp sử dụng thửa đất này ở địa phương ai cũng biết và có đăng ký kê khai đất vào sổ bộ địa chính; năm 1983 là thửa 634,DT 400m2, loại đất Vườn, vào năm 2004 kê khai đăng ký đất lại có số thửa mới là thửa 323, DT 362m2, loại đất Vườn". (bản án sai trái này đã bị TANDTC hủy án)
        Rất rỏ ràng hành vi bịa ra việc bị đơn sử dụng đất của tôi một cách trắng trợn của vị thẩm phán đã biến tôi từ vị trí nguyên đơn trở thành người bị hại (mất đất), vừa qua vì quá uất ứt tôi đã tố cáo gửi đến VKS Tỉnh và Đoàn đại biêu Quốc hội tỉnh Trà Vinh. Tôi đã nhận được giấy báo tin của hai cơ quan này là đã chuyễn đơn tố cáo của tôi đến ông Chánh án tòa án Nhân dân tỉnh để giải quyết theo thẩm quyền vào ngày 12/12/2007, vậy mà cho đến nay họ vẩn im lặng...
     
    3534 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #91842   30/03/2011

    Theo quy định về xét xử thì chúng ta chỉ có 2 cấp xử
    Cấp sơ thẩm
    Cấp phúc thẩm (cấp cao nhất)
    Ngoài ra trong quá trình thực hiện án xử mà có những yếu tố khác hoặc những bằng chứng nào đó có thể làm thay đổi quyết định của bản án thì ta có thể làm đơn yêu cầu Giám đốc thẩm để thẩm tra lại vụ án.
    Trường hợp theo như bạn trình bày thì bạn đã chuyển sai cấp thẩm quyền nên việc đơn bị chậm trễ trả lời là điều hiển nhiên. Bạn có thể làm đơn lại và gửi trực tiếp cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan TAND tối cao có cơ quan thường trú tại tỉnh nhà (nếu có).
    Sau này bạn nên chú ý đến việc gửi đơn, cần xác nhận đúng đối tượng, cơ quan và gửi đơn đúng nơi, đúng cá nhân có trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết các sự vụ.
    VD:
    bạn có tranh chấp về đất đai (nếu ở cấp phường) thì bạn gửi đơn trực tiếp cho Ban địa chính, Ban quản lý nhà đất (tùy mỗi địa phương) chứ không viết theo kiểu: Kính gửi UBND xã (..) tỉnh (...) mà viết là Kính gửi Ban Địa chính xã (...)
    Đó là ý kiến theo sự hiểu biết của tôi. Thân ái!!!!

    thanh

     
    Báo quản trị |  
  • #91865   31/03/2011

    vothephuong
    vothephuong

    Mầm

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:21/12/2010
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn lời góp ý của bạn!
        Tôi đã nêu rỏ trong nội dung là bản án sai trái này đã bị TANDTC hủy án,
    (hủy cả 2 bản án sơ và phúc thẩm) hiện tại vụ việc của tôi được tòa án xét xử lại và tòa đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì "yêu cầu điều chỉnh lại QSDĐ đúng theo đất thực tế của bị đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa. 
        Nói cho rỏ hơn về nguyên nhân phát sinh tranh chấp là do trong hồ sơ địa chính thể hiện thửa đất trồng lúa thực tế của bị đơn khi được cấp QSDĐ cấp nhập cả thửa đất vườn của tôi trong đó, (trong giấy chứng nhận QSDĐ bị đơn được cấp là đất trồng lúa) 
        Khi phát hiện có sự nhằm lẩn này tôi đã cùng bị đơn xác định lại rỏ phần đất của đôi bên đồng thời thực hiện việc cấm ranh trước sự chứng kiến của chính quyền Ấp, xã (cán bộ địa chính và tư pháp xã) tuy nhiên do còn lấn cấn vài mét ở vị trí ranh nên tôi yêu cầu chính quyền xã chuyễn vụ việc đến tòa) ...và sau đó đất của tôi bị ông thẩm phán chủ tọa phiện tòa giải quyết giao trọn thửa đất của tôi cho bị đơn luôn. (bị đơn là em ruột của thơ ký tòa và họ hàng gần với ông chánh án tòa án TXTV lúc bấy giờ) theo tôi nghỉ có thể chính vì bị đơn có mối quan hệ này nên vị thẩm phán chủ tọa cấp phúc thẩm cũng hè nhau tiếp tay, cũng may cho tôi là đến cuối cùng công lý đã thắng.
         Vấn đề tôi đặt ra là việc xử lý trách nhiệm của người thực thi công lý cố tình làm trái...
     
    Báo quản trị |