Chào bạn, về vấn đề này bạn có thể tham khảo như sau:
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự có yêu tố nước ngoài. Nói theo cách khác, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự, hình sự (theo nghĩa rộng) có yêu tố nước ngoài.
Mà theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài."
Khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
"Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài."
Theo Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự
1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”
Như vậy:
- Trường hợp a: Ông A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 1 tấn gạo cho Ông B (quốc tịch Hàn Quốc). Hợp đồng được ký tại Việt Nam.
Mối quan hệ hợp đồng trên là một trong những đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bởi có 1 bên tham gia là cá nhân nước ngoài.
- Trường hợp b: Anh A (quốc tịch Cannada) làm việc tại Việt Nam đã phạm tội trộm cắp tài sản của Anh B (quốc tịch Việt Nam). Hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Vì hoạt động tố tụng đối với anh A sẽ được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại nên đây cũng là một trong những đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.