Chào bạn!
1. Quyền thay đổi họ, tên:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp: "Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó".
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch như sau: "Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự".
Như vậy, bạn có thể thay đổi tên nếu thuộc một trong các trường hợp như trên.
2. Thủ tục thay đổi họ tên:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo khoản 10 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP về thủ tục đăng ký việc thay đổi họ tên thực hiện như sau:
Người yêu cầu thay đổi họ tên phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ tên và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi.
Người yêu cầu thay đổi họ tên có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
Riêng đối với việc thay đổi họ tên cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền giải quyết việc hộ tịch nêu trên.
Chúc thành công!
Luật sư NGUYỄN ĐỨC LONG - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Mobile: 0988.823.338 - Tel/Fax: (024)-3533.5036
Địa chỉ: Số 31 ngõ 73, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Website: http://www.luatsuductin.com.vn
Email: luatsuduclong@gmail.com; luatsuductin@gmail.com
I. CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:
Hoạt động đa dạng chuyên nghiệp trên các lĩnh vực hành nghề Luật sư: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và dịch vụ pháp lý khác. Cụ thể như sau:
1. Luật sư tranh tụng: Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.
2. Luật sư tư vấn pháp luật liên quan đến: Doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, Hình sự, dân sự, đất đai, nhà ở, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động...
3. Luật sư đại diện thực hiện các thủ tục: Thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, xin cấp sổ đỏ, đính chính sổ đỏ, đo vẽ tách thửa nhà đất, sang tên nhà đất...
4. Nhận soạn thảo: Hợp đồng, văn bản, đơn từ và các văn bản khác.
5. Công chứng hợp đồng, giao dịch về chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, chuyển đổi, cho thuê, cho mượn nhà đất và tài sản, uỷ quyền, khai nhận thừa kế, di chúc.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT (liên hệ từ 08h đến 18h hàng ngày):
1. Đối tượng: Mọi đối tượng.
2. Hình thức tư vấn: Điện thoại: 0988.823.338 - 024.3533.5036 hoặc Email: luatsuduclong@gmail.com
III. TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ:
Bào chữa miễn phí cho: Người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và người chưa thành niên không nơi nương tựa.