Đòi nợ không trả

Chủ đề   RSS   
  • #298128 19/11/2013

    ngxuantrung90

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đòi nợ không trả

    Hiện nay, tôi có mở 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ. Tôi bán vật liệu xây dựng.

    Có 1 người tên A hay mua vật liệu xây dựng của tôi. Sau 1 thời gian người A này mua nợ tôi và hứa sẽ trả nợ. Nhưng thời gian lâu đân, số nợ ngày càng tăng lên mà người A này lại không trả bớt. 

    Đến năm 2010 số nợ lên đến con số 35 triệu đồng. Khi đó tôi đã ngừng bán nợ cho người A.

    Sau nhiều năm đòi nợ nhưng người này lấy nhiều lý do như hết tiền,hiện tại chưa có tiền,... để không trả nợ cho tôi. 

    Trong quá trình mua bán nợ. Vì tôi là 1 cửa hàng nhỏ nên chỉ bán và ghi nợ vào 1 cuốn sổ nhỏ của riêng tôi.

    Như vậy tôi có thể kiện người này ra tòa được không.

    Chi phí và thời gian để tôi có thể lấy lại khoản nợ này là bao lâu.

    Mong quý luật sư giúp đỡ.

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    13306 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #298483   21/11/2013

    luatminhlong
    luatminhlong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 151
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn!

    Với thông tin của bạn, Chúng tôi trao đổi bạn như sau:

    Thứ nhất, về việc bạn có khởi kiện ra tòa đòi  lại số tiền có được không?

    Nếu bạn có căn cứ chứng minh việc A có nợ của bạn số tiền 35 triệu, cụ thể rằng nếu A có ký nhận vào giấy vay mượn đó thì không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với A, nhưng bạn hoàn toàn có thể khởi kiện một vụ án dân sự đối với A để đòi lại tài sản. Pháp luật dân sự quy định đảm bảo quyền công bằng và lợi ích hợp pháp, đặc biệt là bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp cho mọi người dân, trong trường hợp quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, chủ thế bị xâm phạm quyền không thể tự mình giải quyết thì có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

    Trong lĩnh vực dân sự, pháp luật quy định người khởi kiện có nghĩa vụ phải chứng minh về các yêu cầu khởi kiện của mình. Vì vậy, để được tòa thụ lý, bạn cần phải chứng minh việc vay nợ và chưa trả nợ của bạn bạn là có thật. Đây cũng là cơ sở để Tòa án có thể bảo vệ quyền lợi của bạn. Cụ thể, Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

    “Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

    1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

    Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

    2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”

    Thứ hai, về thủ tục khởi kiện

    Bạn cần làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa Án nhân dân Cấp Huyện nơi bị đơn đóng trụ sở chính để được tòa án xem xét, giải quyết theo luật định. Kèm theo đơn kiện, bạn phải gửi các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

    Hồ sơ cần thiết:

    - Đơn khởi kiện

    - Các tài liệu liên quan đến vụ kiện ( sổ ghi nợ trong quá trình buôn bán, giấy tờ về hàng hóa vật liệu bạn kinh doanh...)

    - Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y);

    - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

    Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

    Thứ ba, Chi phí và thời gian bạn có thể đòi lại khoản nợ:

    + Lệ phí:

    Án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp khởi kiện để đòi nợ theo pháp luật quy định với mức giá ngạch từ 4 triệu đến 400 triệu là 5% giá trị tài sản có tranh chấp, tức 5% của 35 triệu = 1,75 triệu.

    + Thời gian giải quyết:

    Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Trong trường hợp nếu như Tòa xử cho bạn thắng và đòi được số nợ là 35 triệu thì A vẫn có quyền làm đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm. Trong trường hợp đó, thì thời gian để bạn đòi được số tiều có thể kéo dài.

    Thời hạn kháng cáo:  mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

    Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm: hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm .

    Thời hạn mở phiên tòa xét xử phúc thẩm: một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm,  trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.  

    + Về quyền yêu cầu thi hành án dân sự:

    Căn cứ theo Luật thi hành án dân sự 2008

    Điều 26. Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự

    Khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định. (khoản 2 Điều 28).

    Như vậy, thời hạn để bạn có thể đòi được số nợ nếu thắng kiện có thể kéo dài khá lâu, tùy thuộc vào thực tiễn giải quyết của Tòa án.

     Theo đó, bạn có thể  căn cứ để biết được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình!

     

    Trân trọng!

     

    Cập nhật bởi luatminhlong ngày 21/11/2013 03:21:31 CH

    Công ty Luật Minh Long và Cộng sự.

    Điện thoại : (04) 62 54 56 58. Fax: 0462.75.54.95

    Hotline: 0914 66 86 85

    Đ/C: số nhà 115, ngõ 562 Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

    Email: info@luatminhlong.com

    Website: www.luatminhlong.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatminhlong vì bài viết hữu ích
    hoangthem.lcvn (23/11/2013)