Theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Như vậy, một trong những điều kiện để đảm bảo cho giao dịch thế chấp có hiệu lực đó là bên thế chấp phải có quyền sở hữu; quyền sử dụng đối với tài sản hoặc được người có quyền sở hữu; quyền sử dụng ủy quyền thực hiện. Giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất ruộng và bên nhận thế chấp đối với thửa đất có diện đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn. Theo quy định trên thì người bác họ nhận thế chấp chỉ chấp chận cho gia đình bạn vay thế chấp khi gia đình bạn – tức là ngưddinhcos quyền sử dụng đất đó đứng tên ký các hợp đồng, thỏa thuận thế chấp với người bác họ. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bác họ bạn là bên nhận thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì gia đình bạn sẽ giải quyết theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Do đó, trước khi thực hiện việc đòi lại quyền sử dụng đất, gia đình bạn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận ( huyện ) nơi có thửa đất bị thế chấp để yêu cầu Tòa án để đòi lại quyền sử dụng đất của mình.
Sau khi Tòa án đã giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp của gia đình bạn thì gia đình bạn mới có quyền sử dụng đất theo quy định.
Cập nhật bởi toanvv ngày 15/07/2019 11:49:32 CH
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.