Liệu bạn có muốn phát hiện rằng người yêu không chung thủy, con cái hư hỏng hay người bạn tiến cử làm việc hóa ra lại tham nhũng không? Đây là những sự thật khó chấp nhận nên người nói dối càng dễ đạt được mục đích.
Sự việc website dành cho người ngoại tình Ashley Madison bị hack hồi tháng 8 đã khiến thông tin của hàng chục triệu khách hàng rò rỉ. Hậu quả nghiêm trọng của vụ hack này chính là lời cảnh tỉnh: Có rất nhiều người đang lừa dối hoặc muốn lừa dối người khác.
Nói dối có lẽ là một trong những hành vi khó hiểu và ẩn chứa nhiều bí mật nhất của con người. Chuyên gia nghiên cứu nói dối, tiến sỹ Paul Ekman từng mở một khóa đào tạo trực tuyến để hướng dẫn cách đọc vị người khác. Series phim truyền hình Mỹ nổi tiếng “Lie to me” (Tạm dịch: Dối trá) được xây dựng dựa trên nghiên cứu của ông.
Sự cố xảy ra với Ashley Madison đã thôi thúc Paul Ekman tổng hợp và đưa ra danh sách 8 điều người ta hay nhầm tưởng về nói dối.
1. Mọi người đều nói dối
Không phải ai cũng nói dối những vấn đề nghiêm trọng đến mức nếu bị phát hiện sẽ khiến một mối quan hệ chấm dứt, ai đó mất việc, mất tự do, mất nhiều tiền hoặc thậm chí mất mạng. Paul Ekman gọi đó là những lời nói dối cấp cao. Nói dối cấp cao là hành vi phạm pháp, trái đạo đức của những tên tội phạm, khủng bố, tham nhũng hoặc những “kẻ xấu” mà cảnh sát muốn trừng trị.
2. Không ai nói dối
Gần như tất cả mọi người đều từng nói dối cấp thấp. Có thể vì họ lịch sự hoặc vì muốn tâng bốc người khác. Chẳng hạn như khi đến một bữa tối chán ngắt, bạn vẫn khen ngợi và cảm ơn chủ nhà.
3. Phụ nữ nhận biết nói dối giỏi hơn đàn ông
Thực tế, phần lớn mọi người đều nhận biết nói dối rất kém. Họ bị lừa bởi những lời nói dối cấp cao hết lần này đến lần khác. Thường thì do họ cũng muốn tin đối phương. Liệu bạn có muốn phát hiện rằng người yêu không chung thủy, con cái hư hỏng hay người bạn tiến cử làm việc hóa ra lại tham nhũng không? Đây là những sự thật khó chấp nhận nên người nói dối càng dễ đạt được mục đích.
4. Người rối loạn nhân cách là những kẻ nói dối hoàn hảo
Người rối loạn nhân cách không điêu luyện hơn người khác trong việc nói dối. Nhưng họ cuốn hút đến mức làm chúng ta muốn tin tưởng. Cuối cùng, chúng ta tin lời nói của họ.
5. Mắt nhìn lên và hướng về bên trái là dấu hiệu nói dối
Nghiên cứu cho thấy, hành động nhìn theo hướng nào trước khi trả lời không liên quan đến việc bạn nói dối hay không.
6. Những biểu hiện nhỏ trên khuôn mặt là bằng chứng của việc nói dối
Những biểu cảm thoáng qua trên mặt tiết lộ về một cảm xúc bị che giấu. Đó là một loại dối trá, nhưng cũng có thể người vô tội chỉ đang che giấu nỗi sợ hoặc sự giận giữ khi bị nghi ngờ. Bạn cần tìm hiểu tại sao họ lại giấu cảm kín cảm xúc để đánh giá xem đó có phải là dấu hiệu phạm tội hay không.
7. Máy phát hiện nói dối là công cụ hoàn toàn đáng tin
Các nhà khoa học vẫn chưa khám phá ra một cỗ máy chống nói dối hiệu quả với tất cả mọi người. Thiết bị ghi lại những phản ứng sinh lý của con người, còn được gọi là máy phát hiện nói dối, chỉ giúp tăng khả năng phát hiện nói dối lên một chút mà thôi.
Tất nhiên, chiếc máy này vẫn có tác dụng trong quá trình điều tra tội phạm. Nếu một trong các nghi phạm không vượt qua bài kiểm tra nói dối, anh ta sẽ là người đầu tiên bị điều tra. Nhưng cũng không loại trừ khả năng anh ta vô tội và chỉ đang lo lắng hoặc sợ hãi thái quá khi bị nghi ngờ.
8. Khó có thể nhận biết nói dối từ cách hành xử
Theo tiến sỹ Paul Ekman, có tới gần 30 điểm bạn nên chú ý nếu muốn phát hiện nói dối. Những biểu cảm nhỏ trên mặt và sai sót trong cử chỉ là hai thứ quan trọng nhất. Một cái nhún vai nhẹ, thường là một bên vai, cùng với lời nói tự tin là ví dụ về sai sót cử chỉ. Lắc đầu nhẹ nhưng lại nói “Có” là một ví dụ khác.
Dưới đây là bảng phân tích các biểu cảm từ serie phim “Lie to me”.
Nguồn: Tri thức trẻ