Chào bạn!
Tôi xin bổ sung một số ý của người tư vấn phía trên để cụ thể hơn cho bạn nhé!
Khi phá sản doanh nghiệp sẽ làm thủ tục phá sản theo luật phá sản.
Việc trả nợ "hết hay không" còn phải phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp.
Nếu là doanh nghiệp đối nhân (hợp danh, tư nhân...)thì phải trả hết tất cả các khoản nợ bằng tất cả các tài sản của công ty, của mình và nếu không trả hết thì sau này "có" sẽ phải trả.
Nếu là doanh nghiệp đối vốn (cổ phần, TNHH) thì chỉ phải chịu trách nhiệm trả mọi khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ có trong giấy DKKD của doanh nghiệp. Nếu như số vốn điều lệ trả hết mà vẫn còn dư hoặc đủ thì phải trả hết nợ nếu như số vốn điều lệ trả không đủ thì sẽ chỉ trả 1 phần theo thứ tự ưu tiên trả nợ.
Thứ tự ưu tiên: 1: chi phí phá sản, 2 các khoản nợ của công ty, nợ lương NLĐ..., 3: nợ thuế nhà nước...
Ở đây chỉ là nợ dân sự thông thường nên dù khoản nợ có lớn bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không phải đi "tù" bạn nhé.
Việc "vay chợ đen" thì phải xem xét đây là vay nhân danh công ty hay vay nhân danh cá nhân mình.
Nếu là vay cá nhân mình thì phải trả bằng hết dù thời gian có kéo dài.
Nếu là vay cho công ty thì sẽ được trả theo thứ tự ưu tiên số 2. (vay nặng lãi chỉ giải quyết theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước tại thời điểm đó).
Lưu ý: Nếu người đó có chỉ vay đơn thuần thì sẽ không bị "ngồi tù" tuy nhiên nếu có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì rất có khả năng "ngồi tù" bạn nhé!.
Thân ái!