Đây là một vấn đề không mới, nhưng tôi thấy nó cũng rất đáng lưu tâm đối với một số doanh nghiệp.
Lâu nay khi tiếp xúc một số doanh nghiệp, ở những doanh nghiệp có công nợ chưa được thanh toán nhưng doanh nghiệp nợ giải thể thì thường chủ nợ buông xuôi và đưa vào nợ không thể đòi. Hoặc một số doanh nghiệp sau khi kinh doanh không đạt được mục đích kinh doanh thì âm thầm tiến hành giải thể, nhằm chốn tránh nghĩa vụ trả nợ, do việc giải thể một doanh nghiệp theo các quy dịnh hiện hành là tương đối đơn giản và nhanh chóng.
Quan điểm đó của một số doanh là hoàn toàn sai lầm, vì trong điều 40 nghị định 102/2010/NĐ-CP có quy định rõ ràng: “4. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. 5. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 4 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.”
Với quy định của pháp luật như trên, thì việc giải thể hoàn toàn không có lợi cho những doanh nghiệp muốn lấy việc giải thể để chốn tránh nghĩa vụ trả nợ, mà trong một số trường hợp lại có lợi cho doanh nghiệp thu hồi nợ.
Vì trong thực tiễn, việc thu hồi nợ của một doanh nghiệp đang có ý định giải thể là rất khó khăn cho dù đã được đưa ra tòa và có bản án, vì lúc này là thi hành án đối với pháp nhân (đối với những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân). Nhưng khi doanh nghiệp đã giải thể trách nhiệm bây giờ chuyển cho các Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Thành viên hợp danh, và trách nhiệm này là trách nhiệm liên đới.
Đây sẽ là một lợi điểm rất lớn khi thu hồi công nợ. Vì điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: “1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. 2. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. 3. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. 4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.”
Như vậy đối với các doanh nghiệp giải thể với mục đính là trốn trách thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì trong 3 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể, nghĩa vụ doanh nghiệp đã chuyển thành nghĩa vụ cá nhân và đối với một số loại hình doanh nghiệp nó còn là trách nhiệm liên đới. Vì vậy trong thời gian này việc thu hồi nợ của doanh nghiệp chủ nợ có thể sẽ dễ dàng thuận tiện hơn./.
Cập nhật bởi ngocxitet ngày 07/03/2011 04:36:32 PM
Điều ta biết chỉ là một giọt nước
Điều ta chưa biết là cả đại dương mênh mông.