Hiện nay, do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nên nhiều doanh nghiệp dự kiến sẽ có cắt giảm lao động. Theo đó, doanh nghiệp áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động 2012 và Khoản 1 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP để thực hiện. Nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc trong vấn đề áp dụng quy định trên là đúng hay sai. Mặt khác, trong trường hợp này doanh nghiệp chỉ chi trả trợ cấp thôi việc mà không phải là trợ cấp mất việc là đúng luật không?
Vấn đề trên được giải đáp theo quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, Công ty áp dụng quy định điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 và Khoản 1 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP để thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động do cảnh hưởng của tình hình dịch bệnh là đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, trong trường hợp này công ty sẽ chi trả trợ cấp thôi việc mà không phải là trợ cấp mất việc là đúng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:
“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.”
Như vậy, Công ty đã áp dụng quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh thì theo đó người sử dụng lao động chỉ chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu trên.
Bên cạnh đó, Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP còn được hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH về cách tính trợ cấp thôi việc để chi trả cho người lao động, Bạn có thể tham khảo thêm.