DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #443584 09/12/2016

    nguyenduytung226

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    DOANH NGHIỆP

    Để thực hiện mục tiêu siêu lợi nhuận công ty A đã bí mật sao chép tài liệu, chiến lược kinh doanh của công ty B, dựa trên những tài liệu thu được A còn tạo ra các sản phẩm giống như B và bán trên thị trường với tên một loại sản phẩm khác. Việc làm đó có ảnh hưởng như thế nào đối với công ty B và đối với xã hội? Khi bị phát hiện thì công ty A sẽ bị xử lý ra sao?

     
    2501 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #443621   10/12/2016

    leminhduonghp
    leminhduonghp

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn với câu hỏi của bạn mình xin có ý kiến như sau:

    Với tình huống này sẽ sảy ra 2 trường hợp:

    * Trường hợp 1 công ty B chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu , bản quyền... Thì công ty A chỉ là bên lấy ý tưởng kinh doanh và hình thức kinh doanh của bên B để phát triển doanh nghiệp mình , điều này không hề vi phạm pháp luật

    * Trường hợp 2 công ty B đã đăng ký độc quyền bảo hộ thương hiệu, sản phẩm logo của bên mình thì bên A vi phạm các điều sau:

    Nếu phạm vi trong nước thì sẽ xử phạt tùy theo luật pháp nước đó. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 131 ngày 16-10-2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, thì khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức gồm: 1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

    Cụ thể, đối với ngành thiết kế sẽ thường vi phạm việc sử dụng chưa xin phép và xâm hại quyền tác giả. Dưới đây là trích lại một số mức phạt:

    Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
    = ăn cắp logo, thiết kế …

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đi với hành vi quy định tại Khoản 1 Điu này;

    b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
     = sửa chữa không xin phép

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    2. Phạt tin từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đi với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đi với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

    Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm
    = sử dụng quảng cáo, thương mại không xin phép

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
    = bán lậu không xin phép

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môtrường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

     
    Báo quản trị |