Đố vui pháp luật _ thử tài dân luật

Chủ đề   RSS   
  • #59880 07/09/2010

    trantronghoan

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đố vui pháp luật _ thử tài dân luật

    Hôm nay mình học ở trường, thấy giáo có ra một bài tập như thế này, nếu bạn nào biết giải đáp giúp mình thử nhé!

    A và B 2 người này có mâu thuẫn với nhau từ trước. A ngày trước tham gia chiến tranh và có giữ lại một quả lựu đạn để làm kỷ niệm, biết hàng ngày B thường đi làm một mình qua cánh đồng gần nhà mình nên A đã lấy quả lựu đạn đó ra núp ở bụi cây để chờ, khi thấy B đi gần tới nơi A đã rút chốt quả lựu đạn và ném về phía B, bị ném bất ngờ B đã nhặt lên và ném mạnh lại về phía A, quả lựu đạn nổ và A chết.

     Hỏi: B có phạm tội không?phạm tội gì?trường hợp khi B biết đó là quả lựu đạn thì sao và không biết thì sao?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:58:00 PM Cập nhật bởi admin ngày 07/09/2010 09:26:38 PM
     
    17517 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantronghoan vì bài viết hữu ích
    lehungliet (14/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #61012   15/09/2010

    khanhtran_law
    khanhtran_law

    Sơ sinh

    , Vietnam
    Tham gia:24/07/2010
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trời theo mình  thì  B không  có  tội

    Theo mình B không  biết đó là  quả  lựu đạn nên B không  phạm tội mà  đó chỉ  là phòng vệ chính  đáng( do B không  biết là  lựu đạn). còn  nếu B biết là  lựu đạn thì  B chết chứ A không chết ( vì  khi thấy lựu đạn thì  đố ai mà  dám cầm  ném  lại)

    Đó  là  do mình  trả  lời theo lý  luận thôi nha.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 02:02:52 PM

    pháp luật là đạo đức tối đa

    đạo đức là pháp luật tối thiểu

    TRẦN QUỐC KHÁNH

    0909 919 905

    email: khanhtran_law@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khanhtran_law vì bài viết hữu ích
    lehungliet (14/07/2015)
  • #61655   21/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Về hình sự

    A không phạm tội vì A không phạm vào bất kỳ tội nào được qui định trong bộ luật hình sự  (tàng trữ hay sử dụng vũ khí trái phép, vũ khí đã được sử dụng trước khi có hành vi của ném đi của A)


    Về dân sự


    Trong tình huống B biết đó là vật có thể gây sát thương cho mình, B có quyền dùng các biện pháp phòng vệ chính đáng để ngăn chặn hậu quả xảy ra đối với mình, một trong những biện pháp đó, trong tình huống này, là ném vật nguy hiểm đi chỗ khác.


    Giả định lựu đạn bị ném đi đến một chỗ khác gây chết người, ví dụ là C, thì ngay cả trong tình huống này B cũng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C, mà người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C phải là A vì A là người đã gây ra tình thế cấp thiết khiến cho B phải xử lý như thế. (căn cứ theo điều 614 BLDS). Vậy thì nếu A chết do hậu quả của hành động mình gây ra thì A phải hoàn toàn gánh chịu.


    Trong tình huống B không biết đó là vật có thể gây sát thương thì chắc chắn giờ này A có thể đang bị xét xử vì tội giết người (vì B "điếc đâu có sợ súng"). Nên giả thuyết này không thuyết phục vì không hợp logic.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 02:05:16 PM Cập nhật bởi Unjustice ngày 21/09/2010 01:41:37 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #95333   15/04/2011

    congtoan_hlu
    congtoan_hlu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    phân tích tình huống

    Trước hết t khẳng định là B phạm tội. vì dù gì đi nữa B đã làm A chết, hậu quả đã xảy ra. có thể là B cố ý hoặc vô ý. Tội của B có thể là tội giết người hoặc tội vô ý làm chết người tùy thuộc vào tính chất "Lỗi" của B.
    Trường hợp B biết đó là quả lựu đạn thì thì dù đó là hành vi phòng vệ đi chăng nữa thì là phòng vệ không chính đáng vì trong trường hợp này B có thể lựa chọn nhiều cách xử sự khác phù hợp hơn với quy định của pháp luật.
    Trường hợp B không biết đó là quả lựu đạn thì mặc dù "không biết không có tội" nhưng trong trường hợp này B cũng phạm tội. Đó là tội vô ý làm chết người. Tội của B là vô ý do cẩu thả. Cuối cùng kết luận B phạm tội
    Cập nhật bởi congtoan_hlu ngày 16/04/2011 12:58:42 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #95415   16/04/2011

    namminh75
    namminh75

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/01/2011
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào bạn,

    mình thấy bài này bạn đăng cũng khá lâu rồi,nhưng mình nghĩ bạn vẫn theo dõi nó.Vậy bạn cho mình hỏi chút xíu nhé;bài này bạn muốn hỏi để trả lời bài theo cách nào? Tức là lối làm bài theo cách làm giám định vụ việc rồi đi đến kết luận,hay làm kết luận cho vụ việc ngay?  Hình thức các bạn trả lời bên trên thì thuộc dạng phong cách kết luận vụ việc ngay;đó là phong cách của chánh án;còn làm giám định thì ngược lại.Vậy thầy bạn đòi hỏi thế nào?
    thân,
    namminh

    Nguyễn Nam Minh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn namminh75 vì bài viết hữu ích
    lehungliet (14/07/2015)
  • #95449   16/04/2011

    Phuong.Anh606
    Phuong.Anh606

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    trả lời thế nào mà chả đc hả bạn. miễn là đưa ra câu trả lời thể hiện rõ quan điêm của mình là đc chứ gì. mình cho rằng B trước hết phải là người có tội vì đã làm A chết. con xử trí như thế nào thì mình cung quan điểm với bạn congtoan. chúc mọi người học tốt!
     
    Báo quản trị |  
  • #95471   16/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Theo mình đây là sự kiện bất ngờ vì B bị A ném lừu đạn vào người nên B quá hoảng hốt, theo phản xạ tự nhiên B cầm quả lừu đạn ném ra chỗ khác, B không thể thấy trước, không thể dự kiến hết hậu quả của hành vi đó và B cũng không buộc phải thấy trước, phải dự kiến trước hậu quả của hành vi đó gây ra. Do đó theo mình B không phạm tội.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #95514   16/04/2011

    congtoan_hlu
    congtoan_hlu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    theo mình đây không phải là sự kiện bất ngờ như bạn kajnodo92 đã nói. Vvif sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả có điểm giống nhau là chủ thể thực hiện đều không thấy trước được hậu quả. nhưng ở sự kiện bất ngờ thì chủ thể không thể thấy trước hậu quả và không buộc phải thấy trước hậu quả. Ở trường hợp này thì rõ ràng hành động cầm quả lựu đạn ném đi của B là có thể thấy trước hậu quả của nó. cho nên đây không phải là sự kiện bất ngờ.
    trên đây là ý kiến của mình đưa ra để cùng thảo luận. mong các bạn cùng tham gia góp ý
     
    Báo quản trị |  
  • #95516   16/04/2011

    vnga91_law
    vnga91_law

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    B phạm tội vô ý làm chết người quy định tại 98 BLHS
     
    Báo quản trị |  
  • #97765   22/04/2011

    zemen151
    zemen151

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    theo ý kiến của mình B phạm tội giết người, truy cứu theo điểm l, khoản 1, điều 93.
    trước hết cần xác định "lỗi": thời điểm A cầm lựu đạn ném về phía B, A có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lí. Chắc chắn, khi có vật bay tới B nhận thức được vật đó gây nguy hiểm cho bản thân (nên B mới tìm cách đưa nó ra xa bằng cách ném). Vì vậy, khi ném quả lựu đạn về phía A, B có thể nhận thức được hậu quả xảy ra (gây sát thương, chết ng`) và có thể chọn cách giải quyết khác (nhảy ra chỗ khác, ném quả lựu đạn ra chỗ khác) nhưng B vẫn lựa chọn phương án "thể hiện thái độ tiêu cực đối với hậu quả có thể xảy ra". Do đó, hành vi của B là lỗi cố ý.

    thứ hai hậu quả xảy ra gây chết người, căn cứ vào tính chất lỗi hoàn toàn có thể truy cứu TNHS B theo điểm l (bằng phương pháp có khả năng làm chết n` ng`), khoản 1, điều 93.

    ok??? 
     
    Báo quản trị |  
  • #97965   23/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Dạng bài này thường cho ra nhiều lối rẽ. Để khẳng định một kết quả, ta phải tìm từng lối rẽ của nó, phân tích rồi mới kết luận được.

                                                                                                     1  => B biết chỗ của A => Tội ???  - Lỗi ???
                                               B biết đó là lựu đạn, nhặt và ném
                                                                                                     2  => B ko biết chỗ của A =>
    Tội ???  - Lỗi ???
    Lựu đạn được ném tới B:=>                                      
                            
                                                                              3   =>    B biết chỗ của A => Tội ???  - Lỗi ???
                                               B ko biết đó là lựu đạn, nhặt và ném
                                                                                                      4   =>    B ko biết chỗ của A =>
    Tội ???  - Lỗi ???
               

    Các bạn cứ phân tích theo hướng này sẽ ra.
    Cập nhật bởi boyluat ngày 23/04/2011 05:21:16 CH chỉnh font

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98084   23/04/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào tất cả các bạn,
    theo mình, trong trường hợp này B không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. bởi vì B không có lỗi đối với cái chết của A, hành động của B phản ứng lại với hành vi ném lựu đạn của A vì mình có thể khẳng định rằng B hoàn toàn không biết vật A ném vào mình là 1 quả lựu đạn, bởi vì bạn thử tưởng tượng xem nhé, nếu có người ném 1 vào bạn 1 vật nào đó, ví dụ như là 1 viên đá, theo phản xạ thì bạn sẽ nhặt nhanh nó lên và ném lại hướng xuất phát của nó, còn nếu như đó là một quả lựu đạn mà sau khi rút chốt trong 1 thời gian ngắn có thể nổ gây chết người, thử hỏi còn ai có bình tĩnh để nhặt nó lên mà ném lại không ( trừ khi người đó được huấn luyện về nghiệp vụ hoặc là điếc không sợ súng). Do đó, việc A chết không phải do lỗi của B, B không có bất cứ lỗi nào cả.
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #98644   25/04/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    #ff0000;">Tạm dịch
    Theo mình thì ở trường hợp 1 B không biết là lựu đạn nhưng B thừa biết nếu ném lại thì có khả năng gây thương tích cho A. Hậu quả A đã chết, do đó trường hợp này B phạm tội vô ý làm chết người.

    Ở trường hợp 2 thì B đã biết đó là lựu đạn mà vẫn cố tình ném lại A do đó trường hợp này B phạm tội giết người.


    #ff0000;">Lời nhăn! Bài viết sau bạn nhớ viết có dấu nhé, bạn nhớ đọc thỏa ước sử dụng, nếu vi phạm bài viết của bạn sẽ bị xóa, cảm ơn!
    theo minh thi o TH1 B khong bjt do la luu dan nhung B thua bjt neu nem laj se co kha nag gay thuong tich cho A. Hau qua A da chet. Do do truong hop nay B pham toi vo y lam chet nguoi.O TH2 thj B da bjt do la luu dan ma van co tinh nem lai A. Do do truong hop nay B pham toi giet nguoi.
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 25/04/2011 10:09:21 CH

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #100233   04/05/2011

    baobinh2
    baobinh2

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    chà,,xum tụ thật
    tui nghĩ tình huông có thể khái quát như sau:A và B thù địch nhau,rất ghét nhau...vì thể nên một người từng tham chiến như A cũng không thể kiềm chế được ác ý muốn giết nguời(đứng đợi B...giết B) suy ra hành vi ấy quy vào cố ý giết người A có tội.đồng thời ta thấy rằng dù bị bất ngờ nhưng hành động của B là hành động có mục đích,có nhận thức tức là ném về phía A mà không phải phía nào khác,với ý trả đũa,tuy nhiên đây là hành động có mục đích không được dự tính mà chỉ do bất ngờ cộng với tâm lí thù ghét gây ra vì thế làm chết người trong trường hợp này quy vào không cố ý giết người,vì làm chết người nên suy ra  B có tội. tội ấy là vô ý làm chết người.
    ván đề cuối cùng là B biết và không biết đố là lựu đạn mà gây chết người thì B đều có tội,chỉ khác nhau ở vô ý và cố ý mà thôi 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baobinh2 vì bài viết hữu ích
    lehungliet (14/07/2015)
  • #391921   13/07/2015

    kiennqt
    kiennqt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thân chào các anh, chi và các bạn,

    Sao anh/chị không dựng lại hiện trường thật với một quả lựu đạn thật đã trải qua bao nhiêu năm lưu giữ, để xem kết quả thế nào là hợp logic thuộc phạm vi của Điều nào?

     
    Báo quản trị |