Đồ dùng, tư trang cá nhân - tài sản chung hay riêng?

Chủ đề   RSS   
  • #551714 14/07/2020

    phamthiloan20081998

    Female
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2020
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đồ dùng, tư trang cá nhân - tài sản chung hay riêng?

    Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, pháp luật luôn có sự thay đổi để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội. Đối với mỗi một ngành luật, luôn có sự thay đổi, bổ sung những quy định trước nhằm mục đích khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật trước đó. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng vây, pháp luật luôn hướng tới điều chỉn kịp thời các quan hệ xã hội. Pháp luật hôn nhân và gia đình đang có hiệu lực là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, so với các quy định trước đó, đã có nhiều sự thay đổi, một trong những quy định đổi mới tích cực đó là đã bỏ “căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng” là “đồ dùng, tư trang cá nhân” của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

    Điều này xuất phát từ nhu cầu giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật đối với căn cứ không phù hợp nêu trên. Bởi vì, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì cứ là dồ dùng tư trang cá nhân là thuộc tài sản riêng của vợ, chồng mà không có quy định nào hạn chế giá trị tài sản, không quy định loại tài sản nào được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc sở hữu riêng; đồng thời pháp luật cũng không xem xét nguồn gốc hình thành đồ dùng tư trang là từ tài sản chung hay riêng.

    Do đó, có thể hiểu người nào (vợ hoặc chồng) quản lý, sử dụng tài sản đó sẽ được xác định là tài sản riêng của người đó. Với quy định như vậy rõ ràng là không phù hợp, vô tình đã tạo khe hở cho vợ hoặc chồng chuyển dịch trái phép tài sản chung sang tài sản riêng, gây thiệt hại cho bên còn lại. Ngoài ra, nó cũng xuất phát từ văn hóa truyền thống của người Việt trong việc tặng, cho con cái các loại tư trang vào ngày cưới, văn hóa cất giữ tiền bạc thông qua các loại tư trang; vì vậy, thiết nghĩ các món trang sức trong trường hợp này được ghi nhận như một sự tích lũy của cải vật chất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mang thuộc tính “tiền tệ”, như một phương thức cất giữ, tiết kiệm tài sản chung của gia đình.

    Từ đó có thể thấy, việc pháp luật HN&GĐ năm 2014 bỏ căn cứ nêu trên là hoàn toàn phù hợp, tiến bộ.

     
    4600 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #551821   15/07/2020

    Về tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể tại Luật hôn nhân gia đình 2014.

    Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

    Tài sản do vợ chồng tạo ra

    Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng

    Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân gia đình 2014

    Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung

    Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

    Khi có tranh chấp mà mỗi bên không có căn cứ để chứng minh đó là tài sản riêng.

    Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

    Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

    Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Như vậy hầu hết tất cả các tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng trừ một số trường hợp đặc biệt. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Khi có tranh chấp xảy ra các bên phải cung cấp chứng cứ để chứng minh thời điểm xác lập tài sản cũng như nguồn gốc tài sản thuộc tài sản riêng.

     
    Báo quản trị |