định tội danh.

Chủ đề   RSS   
  • #147962 16/11/2011

    giodong_lkt1
    Top 500
    Female


    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1660
    Cảm ơn: 197
    Được cảm ơn 43 lần


    định tội danh.

     

    ví dụ:do ý định chiếm đoạt tài sản nên M (30 tuổi) đã rủ N xuống sông tắm.Chờ cho N bơi ra xa,M đã chiếm đoạt toàn bộ tài sản của N có giá trị năm triệu đồng mà N để trên bờ,mặc cho N la hét.Hỏi M phạm tội gì tại sao?

        các bạn cho ý kiến giúp mình với ah:theo mình thì M không thể cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản,vì hoàn cảnh ở đây do M tạo ra không phải là hoàn cảnh khách quan.
        M không thể cấu thành tội trộm cắp vì có tính công khai.
        M không thể cấu thành tội cướp tài sản do không phải dùng hành vi khiến N lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
    Cập nhật bởi giodong_lkt1 ngày 16/11/2011 09:45:33 CH

    family=father and mother,i love you.

    learn to love yourself!

     
    14466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #150741   27/11/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Chào duyhieunt!

    Mình xin phép trích dẫn quy định của pháp luật về Tội cướp tài sản để tiện phân tích nhé!

    Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lựchoặc hành vi khác làm cho người quản lý hợp pháp tài sản lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Các trường hợp trên, mình không hề thấy dấu hiệu dùng vũ lực hoặc hành vi nào khác đối với người quản lý hợp pháp tài sản.

    Tội công nhiên thì luật không quy định người phạm tội có giai đoạn chuẩn bị, tạo ra điều kiện phạm tội hay không, nhưng công nhiên tức là lấy một cách công khai, ngang nhiên trước người quản lý hợp pháp tài sản đó.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về hàh vi khách quan này quy định trong các bài bình luận khoa, các bài tạp chí luật học bạn nhé. Như hành vi dùng dao, súng kề vào cổ người quản lý hợp pháp tài sản, hoặc người thân của người quản lý hợp pháp tài sản và buộc người quản lý tài sản không còn cách nào khác, phải gia tài sản mình đang quản lý sẽ cấu thành tội cướp.

    Dấu hiệu cơ bản nhất giữa tội cướp và cướp giật là có dùng vũ lực hay không. Còn trộm thì dấu hiệu đặc trưng là hành vi lén lút với người quản lý tài sản hợp pháp. 

    Vì bạn đang cho rằng tội cướp nên mình chỉ phân tích đến đây. 

    Vài ý kiến đóng góp.

    Thân!

    Cập nhật bởi nganle89 ngày 27/11/2011 04:04:21 CH

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #150743   27/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    thân chào Nganle89,
    mình xin nói rõ là hành vi cướp có 3 dang hành vi khách quan cơ mà?
    1/ Dùng vũ lực
    2/ đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
    3/ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
    Mục đích là chiếm đoạt  tài sản.

    Ở dạng hành vi thứ 3, không cần có yếu tố dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng vẫn làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Thực tế đây là một quy định tương đối mở, không  rõ hành vi khác quan như thế nào miễn làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cụ được để chiếm đoạt tài sản.
    Ơ tội công nhiên thì khi chiếm đoạt công khai là nhờ người bị lại rơi vào tình huống khách quan dẫn đến không thể bảo vệ được tài sản. Như tôi đã nói, đáp án của bạn là 1 quan điểm, tuy nhiên tôi vẫn giữ quan điểm của mình. Không có gì cần phải gay gắt, chúng ta tranh luận để học luật.
    Thân
    Cập nhật bởi duyhieunt ngày 27/11/2011 06:33:24 CH

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #150820   27/11/2011

    tuanch
    tuanch

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


     "làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự"

    theo, tôi "không thể chống cự"
     đây là đang nói đến  tình trạng sức khỏe và thể chất chứ không phải là tình trạng bất khả kháng do ngoại cảnh. Cướp: xâm phạm đến cùng 2 khách thể: Tính mạng, sức khỏe và tài sản. Nói nôm na một tý: Như vậy có đáng để thiên hạ gọi là thằng "cướp" hay không? He he mình nông dân, nói theo kiểu nông dân, có gì sai, bỏ qua nhé!
    Cập nhật bởi tuanch ngày 27/11/2011 08:37:47 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #198026   01/07/2012

    cướp tài sản.

     
    Báo quản trị |