Định tội danh

Chủ đề   RSS   
  • #376920 31/03/2015

    Định tội danh

    Chào mn, mn có thể giúp m câu này với được k ạ? m đang phân vân. Thanks ạ!

    Qua kiểm tra hồ sơ di chuyển từ tỉnh HN đến tỉnh ĐB, Bảo hiểm xã hội tỉnh ĐB đã phát hiện hồ sơ hưởng BHXH giả của bà Hoàng Thị Yến, 48 tuổi, thường trú tại thị xã ML ( tỉnh ĐB) nên đã chuyển sang cơ quan điều tra. Qua xác minh, điều tra được biết, tháng 4/2009, Hoàng Thị Yến đã chủ động gặp và đưa cho Đinh Văn Tính, 55 tuổi, ở thôn SĐ, huyện PS tỉnh ĐB 50 triệu đồng, nhờ Tính “lo lót” làm giả hồ sơ, giấy tờ để được hưởng chế độ mất sức lao động. Đinh Văn Tính đã chuyển cho Phạm Anh Đức – 45 tuổi, phó phòng Bảo hiểm xã hội huyện TN tỉnh ĐB số tiền 30 triệu đồng nhờ Đức làm giả giấy tờ cho bà Yến, số tiền còn lại Tính chiếm đoạt bỏ túi riêng. Phạm Anh Đức đã làm một bộ hồ sơ giả mang tên Hoàng Thị Yến được hưởng chế độ BHXH tại tỉnh HN, rồi chuyển cho Yến làm thủ tục hưởng chế độ BHXH tại tỉnh ĐB. Sau khi làm xong hồ sơ giả cho bà Yến, Đức đã gọi điện yêu cầu bà Yến đưa thêm cho Đức 20 triệu đồng nữa. Bà Yến đồng ý và đã giao cho Đức đủ số tiền 20 triệu đồng. Với hồ sơ giả trên, bà Yến đã chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội với tổng số tiền là 144 triệu đồng. Cũng qua xác minh, cơ quan điều tra còn phát hiện thêm Phạm Anh Đức đã làm giả ba bộ hồ sơ của 3 cá nhân khác ( hồ sơ khống) và đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm xã hội từ 3 hồ sơ đó là 465 triệu đồng.

    Câu hỏi: trên cơ sở quy định của BLHS, hãy hãy định tội danh đối với Hoàng Thị Yến, Đinh Văn Tính và Phạm Văn Đức.Qua kiểm tra hồ sơ di chuyển từ tỉnh HN đến tỉnh ĐB, Bảo hiểm xã hội tỉnh ĐB đã phát hiện hồ sơ hưởng BHXH giả của bà Hoàng Thị Yến, 48 tuổi, thường trú tại thị xã ML ( tỉnh ĐB) nên đã chuyển sang cơ quan điều tra. Qua xác minh, điều tra được biết, tháng 4/2009, Hoàng Thị Yến đã chủ động gặp và đưa cho Đinh Văn Tính, 55 tuổi, ở thôn SĐ, huyện PS tỉnh ĐB 50 triệu đồng, nhờ Tính “lo lót” làm giả hồ sơ, giấy tờ để được hưởng chế độ mất sức lao động. Đinh Văn Tính đã chuyển cho Phạm Anh Đức – 45 tuổi, phó phòng Bảo hiểm xã hội huyện TN tỉnh ĐB số tiền 30 triệu đồng nhờ Đức làm giả giấy tờ cho bà Yến, số tiền còn lại Tính chiếm đoạt bỏ túi riêng. Phạm Anh Đức đã làm một bộ hồ sơ giả mang tên Hoàng Thị Yến được hưởng chế độ BHXH tại tỉnh HN, rồi chuyển cho Yến làm thủ tục hưởng chế độ BHXH tại tỉnh ĐB. Sau khi làm xong hồ sơ giả cho bà Yến, Đức đã gọi điện yêu cầu bà Yến đưa thêm cho Đức 20 triệu đồng nữa. Bà Yến đồng ý và đã giao cho Đức đủ số tiền 20 triệu đồng. Với hồ sơ giả trên, bà Yến đã chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội với tổng số tiền là 144 triệu đồng. Cũng qua xác minh, cơ quan điều tra còn phát hiện thêm Phạm Anh Đức đã làm giả ba bộ hồ sơ của 3 cá nhân khác ( hồ sơ khống) và đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm xã hội từ 3 hồ sơ đó là 465 triệu đồng.

    Câu hỏi: trên cơ sở quy định của BLHS, hãy hãy định tội danh đối với Hoàng Thị Yến, Đinh Văn Tính và Phạm Văn Đức.

     
    3931 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442750   27/11/2016

    Cl.duytom
    Cl.duytom

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2016
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho công ty Luật Việt Kim chúng tôi

    Dựa trên những thông tin mà bạn đưa ra, tôi xin có một vài góp ý như sau:

    Bạn đang muốn định tội danh cho ba người Hoàng Thị Yến (Y), Đinh Văn Tính (T) và Phạm Văn Đức (Đ) qua một trường hợp chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế bạn đưa ra.

    1. Bà Hoàng Thị Yến (bà Y)

    Hành vi của bà Y là chủ động gặp và đưa cho ông T 50 triệu đồng, nhằm nhờ T làm giả hồ sơ, giấy tờ để được hưởng chế độ mất sức lao động, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào hành vi của bà có thể xác định, bà Y phạm tội đưa hối lộ, quy định tại Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999:

    “Điều 289. Tội đưa hối lộ  

    1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

    […]

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

    a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

    […]”

    Ngoài ra, bà Y còn chiếm đoạt số tiền 144 triệu đồng từ Bảo hiểm xã hội bằng hành vi nhờ người làm giả hồ sơ giấy tờ. Bà Y cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999:

    “Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    […]”

    2. Ông Đinh Văn Tính (ông T)

    Ông Tính không giúp bà Y làm giả những hồ sơ đó, mà đưa tiền hối lộ (30 triệu đồng) cho ông Đ để ông Đ làm hồ sơ giả cho bà Y. Qua đây có thể thấy vai trò của ông T chỉ như một người trung gian hay người môi giới.

    Hành vi của ông T là môi giới giúp bà Y có thể làm giả hồ sơ để chiếm đoạt bảo hiểm xã hội qua ông Đ, T lấy 20 triệu tiền công, 30 triệu chuyển qua cho Đ. Qua đây thấy rõ rằng ông T phải chịu trách nhiệm theo Điều 290 Bộ luật hình sự 1999:

    “Điều 290. Tội làm môi giới hối lộ 

    1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

    d) Phạm tội nhiều lần;

    đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng

    […]”

     

    3. Ông Phạm Văn Đức (ông Đ)

    Hành vi đầu tiên vi phạm pháp luật của ông Đ chính là việc nhận hối lộ từ ông T để giúp bà Y làm hồ sơ giả. Ông Đ đã nhận số tiền là 30 triệu đồng và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự 1999:

    Điều 279. Tội nhận hối lộ  

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    […]

    Hành vi của ông Đ là làm giả hồ sơ, giấy tờ nhằm mục đích giúp bà Y vì đã nhận tiền của bà, tức là ông Đ vì vụ lợi cá nhân mà làm, cấp giấy tờ giả. Ngoài ra sau khi điều tra còn phát hiện ông Đ làm giả 3 bộ hồ sơ cho 3 cá nhân khác. Ông Đ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác quy định tại Điều 284 Bộ luật hình sự:

    “Điều 284. Tội giả mạo trong công tác  

    1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

    b) Làm, cấp giấy tờ giả;

    […]”

    Ngoài ra còn hành vi làm 3 hồ sơ khống để chiếm đoạt số tiền bảo hiểm xã hội là 465 triệu đồng gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội và Nhà nước. Ông Đ sẽ phải chịu tội danh tham ô quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự 1999:

    “Điều 278. Tội tham ô tài sản 

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    […]

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

    […]”

    Kết luật, ông Đức sẽ bị truy tố với 3 tội danh:

    - Tội tham ô tài sản

    - Tội nhận hối lộ

    - Tội giả mạo trong công tác

     

    Trên đây là toàn bộ góp ý của tôi về vấn đề này. Do thông tin còn hạn chế nên mong bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin ở chữ ký bên dưới để có thể được tư vấn kỹ càng hơn. Trân trọng!

    Bùi Đức Duy | CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |