Định tội danh

Chủ đề   RSS   
  • #292466 20/10/2013

    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Định tội danh

    Mọi người cho mình hỏi ý kiến về tình huống này với ạ!

    Một người được xác nhận là bị hạn chế khả năng nhận thức  và biểu hiện ( TH giảm nhẹ TNHS theo điểm n, K1, Đ 46) thì nếu có hành vi cố ý gây thương tích cụ thể là bắn súng hơi vào mắt người khác, hành vi có biểu hiện côn đồ và hậu quả là làm người đó bị thương 10% vĩnh viễn thì có thể định tội người đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo điểm a, K1, Đ 104 không ạ? Và TH này, mắt của nạn nhân bị thương 10% vĩnh viễn thì có được coi là cố tật nhẹ theo điểm b, K1, Đ 104 không ạ?

    Mong mọi người cho mình chút nhận xét

    Cảm ơn!

     
    3430 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #292516   21/10/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Thứ nhất nếu gây thương tích đáp ứng các điều kiện tại Điều 104 BLHS thì vẫn áp dụng quy định này nha bạn, còn bị hạn chế nhận thức thì sẽ áp dụng vào tình tiết giảm nhẹ.

    Còn việc gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, bạn có thể xem tại Điều 1 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

    1. Về tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. 


    "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân. 

    Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội "quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới") để làm ví dụ: 

    a. Về trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân 

    Ví dụ: gây thương tích làm mất đốt ngoài (đốt 2) của ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngoài (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (các điểm a và b mục 5, phần IV, Chương I); 

    b. Về trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân 

    Ví dụ: gây thương tích làm cứng khớp các khớp liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9% (điểm c mục 5, phần IV, Chương I); 

    c. Về trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân 

    Ví dụ: gây thương tích làm một mắt giảm thì lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (mục 7, phần II, Chương VIII); 

    d. Về trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân 

    Ví dụ: gây thương tích để lại sẹo to, xấu ở vùng trán, thái dương có tỷ lệ thương tật từ 6% đến 10% (điểm b, mục 1, phần I, Chương IV).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    hmtlth (21/10/2013)