Định nghĩa ,so sánh chế định pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #38708 01/10/2008

    langtunhatban18082008

    Mầm

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Định nghĩa ,so sánh chế định pháp luật

    Chế định pháp luật là gì? Và theo luật lao động hiện nay quyền nào là quan trọng nhất?
     
    80995 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #38163   29/11/2008

    phuonghlu
    phuonghlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Do hoàn cảnh lịch sủ.

    Tớ đọc được trong quyển sách: "Đổi mới ,hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay"_Nxb Tư pháp HN 2004.
    Sau CM tháng 8, nhà nước VNDCCH ra đời là nhà nước dân chủ nhân dân.Về bản chất đó là nhà nước chuyên chính công-nông thuộc phạm trù nhà nước XHCN, nhưng còn ở cấp độ thấp.Do tính phức tạp của tình hình chính trị nên sau tổng tuyển cử, nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc đòi hỏi phải thiết lập một bộ máy hành chính mạnh mẽ và sáng suốt,vừa tôn trọng nghị viện nhân dân,vừa không quá lệ thuộc vào nó, có tính độc lập chủ động trong việc điều hành đất nước,lãnh đạo kháng chiến thắng lợi. Sau khi CM thành công ,chính phủ lâm thời được thành lập thì người đứng đầu là chủ tịch chính phủ chứ không phải là chủ tịch nước.việc HP 1946 lập ra thiết chế chủ tịch nước cá nhân,là người vừa đứng đầu nhà nước vừa dứn đầu chính phủ nhằm bảo đảm cho sự ổn định của chính phủ, đồng thời đảm bảo được tính  độc lập thực quyền trong điều hành đất nước.đó là thiết chế độc đáo thích ứng với hoàn cảnh 1đất nước vừa mới giành được chính quyền.
     
    Báo quản trị |  
  • #26800   26/05/2009

    thamdethuong
    thamdethuong

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tìm hiểu về sự khác biệt các quyền năng của chủ sở hữu

    Anh,Chị giúp Em phân biệt giữa quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu tài sản với quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó.Em mong được sự giúp đỡ của Anh ,Chi.Em chân thành cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #26801   26/05/2009

    thamdethuong
    thamdethuong

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tìm hiểu ba quyền năng

    Theo Em biết thì chủ sở hữu có ba quyền năng là chiếm hữu,sử dụng va định đoạt đối với tài sản của mình,không bị hạn chế nếu không làm tổn hại đến người khác.Còn người không phải chủ sở hữu thi ba quyền năng này bị han chế hơn ,như muốn định đoạt tài sản cũng phải co sự đồng ý của chủ sở hữu.Em hiểu biết về lĩnh vực này con chưa sâu, mong Anh, chị hướng dẫn thêm. 
    Cập nhật bởi thamdethuong vào lúc 26/05/2009 12:38:21
     
    Báo quản trị |  
  • #26802   26/05/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Bạn tham khảo nội dung các quy định của pháp luật dưới dây xem

    #ccc" align="center">Bạn tham khảo các quy định của bộ luật dân sự:
    Điều 182.
    Quyền chiếm hữu

    Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.

    Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

    Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

    1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

    2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

    3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

    4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

    5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

    6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

    Điều 184. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

    Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Điều 185. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản

    1. Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

    2. Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

    Điều 186. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

    1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

    2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý.

    3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

     
    Báo quản trị |  
  • #16793   29/07/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    thảo luận

    Đây là câu hỏi, tại sao lại ở mục Thư giãn nhỉ

    Về trách nhiệm dân sự và hình sự thì bạn có thể hình dung đại khái như sau.

    Hai người A và B đi xe gắn máy tông nhau, một người chết (A).

    Nếu A không có bằng lái xe, trong máu xét nghiệm có lượng cồn cao, lại có nhân chứng xác nhận người này vượt đèn đỏ tông vào người B, thì người B chỉ chịu trách nhiệm dân sự (nếu có) về việc hỗ trợ mai táng cho người A. B không phải chịu về hình sự.

    Nếu ngược lại B không có bằng lái, vượt đèn đỏ tông vào A làm A chết, thì B sẽ bị truy tố theo luật hình sự.

    (Cảm ơn ntdieu đã phản hồi. Có lẽ thành viên gửi bị nhầm nên BQT đã di chuyển bài viết từ mục Thư giãn qua. Thân!)
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen vào lúc 29/07/2009 18:45:07
     
    Báo quản trị |  
  • #15551   02/01/2009

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    phân biêt giữa bộ và cơ quan ngang bộ?

    phân biêt giữa bộ và cơ quan ngang bộ? sở chịu trách nhiêm trước bộ ngièu hơn hay UBND và HDND nhiều hơn
     
    Báo quản trị |  
  • #15552   27/05/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bộ và Cơ quan ngang bộ ?

        Bộ và Cơ quan ngang bộ đều là các cơ quan của Chính phủ, đều thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Cơ quan ngang bộ. Theo tôi, chỉ là khác nhau ở tên gọi, xuất phát từ một bên quản lý ngành là chủ yếu, bên kia thì nghiêng về quản lý lĩnh vực. (không biết cách hiểu của tôi có đúng không nữa, có lẽ phải nhờ đến các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực hành chính thôi).
       
        Còn về trách nhiệm của sở, bạn không thể hỏi là chịu trách nhiệm trước cơ quan nào nhiều hay ít được, mà cần phải tìm hiểu là mối quan hệ trong công tác và trách nhiệm giữa các cơ quan này như thế nào. Theo quy định, Sở là
    cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh), có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Các Sở phải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên (các Bộ và Cơ quan ngang bộ). Giám đốc Sở hay Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #15553   31/12/2008

    thuhuong_thainguyen
    thuhuong_thainguyen

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    người đứng đầu bộ và cơ quan ngang bộ có gì giống và khác nhau?
     
    Báo quản trị |  
  • #17175   28/07/2009

    hungfree
    hungfree

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật pháp là gì?

    Luật pháp là gì? Từ cổ đại tới nay người ta hiểu như thế nào về lĩnh vực này? Con người của hiện tại quan niệm như thế nào về nó? Liệu có lúc nào Luật pháp không còn tồn tại?
     
    Báo quản trị |  
  • #17176   11/05/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Thay vì trả lời câu hỏi, xin giới thiệu với bạn 1 góc độ khác về pháp luật qua câu truyện của tác giả LVK

    Nói đến pháp luật, ta thường nghĩ ngay đến những cái gì nghiêm túc, hiện thực, liên quan đến việc điều chỉnh các hành vi, cái mối quan hệ của con người trong xã hội bằng các quy phạm pháp luật cụ thể, rõ ràng, dứt khoát, nhằm xác lập một trật tự. Ít ai hình dung rằng pháp luật cũng như bao lĩnh vực khác, có hiện thực và có cả lãng mạn.

    So với các lĩnh vực khác thì pháp luật là lĩnh vực chứa nhiều nhân tố triết lý tiềm ẩn của sự lãng mạn hơn. Bởi lẽ, pháp luật là cái hữu hạn, tĩnh tại. Cuộc đời là cái vô hạn và luôn vận động. Đem cái hữu hạn trùm lên cái vô hạn, đem cái tĩnh tại trùm lên cái vận động đã là việc làm lãng mạn rồi. Sự lãng mạn của pháp luật bắt nguồn từ bản chất của chính nó. Dù cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể điều chỉnh sự vô hạn của thực tiễn bằng những quy phạm pháp luật chứa trong một số hữu hạn các văn bản. Hơn nữa, thực tiễn biến động hàng ngày hàng giờ, còn các quy phạm pháp luật thì lại đòi hỏi phải ổn định, cho nên chỉ một thoáng là cái vận động thoát ra khỏi cái tĩnh tại, có khi nó thoát đi khá xa. Lúc bấy giờ pháp luật như tấm chăn nhỏ phủ trên mình đứa trẻ khổng lồ nhưng lại phủ ra chỗ trống không. Sự lãng mạn đã sinh ra từ đấy.

    Tuy pháp luật không thể phủ kín hiện thực đời sống nhưng nhân loại vẫn phải dùng pháp luật để điều chỉnh và ổn định các quan hệ xã hội vì nhân loại chưa tìm ra cách gì tốt hơn là dùng pháp luật. Lịch sử đã từng xuất hiện thuyết nhân trị và thuyết pháp trị. Thuyết nhân trị của Khổng Tử thì cho rằng: “cai trị không cần tới pháp luật” mà chỉ dựa vào lễ, nhạc để giáo hóa con người tu thân, biết nghĩa vụ của mình mà làm, từ đó xã hội tất yếu sẽ có trật tự. Còn thuyết pháp trị mà tiêu biểu là Hàn Phi Tử thì cho rằng: “Lễ, nhạc không đủ uốn nắn mà phải dùng hình pháp để đưa con người về chính đạo”. Ngày nay, nhân loại đã dung hòa, dùng kết hợp cả hai học thuyết trên: Vừa dùng pháp luật để răn đe, vừa tăng cường giáo dục để con người có tâm làm điều thiện, nhân nghĩa, làm tốt phận sự của mình ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả những nơi mà pháp luật không thể hiện diện để điều chỉnh.

    Chúng ta cần hiểu rõ pháp luật và hiểu được sự giới hạn của pháp luật để từ đó sử dụng tốt công cụ pháp luật trong việc xây dựng xã hội mới. Coi thường hoặc thần thánh hóa công cụ pháp luật đều là sai lầm. Lãng mạn pháp luật là sự tập hợp những câu chuyện nằm ngoài pháp luật, có phần hư cấu bay bổng, được viết và biên soạn dựa trên các câu chuyện cổ chứa đựng rất ít hiện thực sẽ phần nào giúp cho bạn đọc hiểu được sự giới hạn của pháp luật và rút ra cho mình những bài học bổ ích. Ít nhất, “Lãng mạn pháp luật” cũng giúp các bạn có những chuyện vui giải trí trong lúc “trà dư tửu hậu”.

    (Lương Vĩnh Kim - http://www.onthi.com)

     
    Báo quản trị |  
  • #17177   17/07/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Vụ xử "Làm sao cởi được cái quần của ngươi?"

    Thị Đào vốn là người lẳng lơ nhưng lại hay vu oan giá họa cho các anh chàng hay léng phéng hảo ngọt, nhằm làm áp lực moi tiền của họ. Nếu không cho tiền mụ thì mụ thưa lên quan rằng mụ bị hiếp dâm, trước hết là cho bỏ ghét, sau nữa là kiếm tiền bồi thường danh dự. Gần nhà mụ có chàng Ất hiền lành, đã 30 tuổi mà chưa lấy vợ. Cha mẹ Ất vừa qua đời, để lại cho anh ta toàn bộ gia tài gồm nhiều ruộng đất và một cái túi đựng đầy vàng bạc, châu báu. Pháp luật trị rất nghiêm tội trộm cướp nên nạn trộm cướp không có. Nhờ vậy, đi đâu Ất cũng mang cái túi theo bên mình mà không sợ nguy hiểm. Nhìn túi vàng và gia tài của Ất, Thị Đào thèm lắm, bèn nghĩ kế chiếm đoạt. Mụ đến bàn với quan huyện về tỷ lệ ăn chia, rồi về lu loa lên rằng mụ bị chàng Ất dùng vũ lực để “ấy” mụ, với những bằng chứng giả do mụ dựng lên. Mụ đòi Ất chia bớt gia tài, nếu không sẽ kiện lên quan. Rồi mụ kiện lên quan thật. Quan xử rằng: Ất phạm tội hiếp dâm Thị Đào, làm mất đi cái “đáng giá ngàn vàng của Thị”, làm cho Thị khó kiếm chồng, không có chồng con thì không ai lo cho Thị, đặc biệt lúc ốm đau già yếu. Vì vậy, quan buộc Ất bồi thường cho Thị Đào cả túi vàng mang theo và hai mẫu ruộng.

    Thị Đào thắng kiện hớn hở ra về nhận hai mẫu ruộng, còn túi vàng mụ chia phần lớn cho quan, mụ chỉ giữ được gần một nửa.

    Ất khóc lóc như đứa trẻ con. Ất kiện lên quan phủ nhưng vì hồ sơ vụ án có đủ chứng cứ mà quan phủ thì không phân biệt đâu là chứng cứ giả, đâu là chứng cứ thật, nên quan phủ y án.
    Thấy Ất oan ức, có người tốt bụng hướng dẫn cho chàng kiện lên nhà vua. Bấy giờ, vua là người thông minh, sáng suốt, nổi tiếng về tài xử kiện. Vua cho triệu tập Thị Đào và bắt mang theo cả túi vàng. Túi vàng đã vơi đi hơn nửa. Vua cho đòi quan đã xử án đến. Quan trình lên nhà vua toàn bộ hồ sơ với những chứng cứ đã chuẩn bị sẵn.

    Vua cho người đọc to hồ sơ vụ án với những chứng cứ hiếp dâm do Thị Đào cung cấp và đã được quan huyện kiểm tra phân xử, rồi nói:
    - Rõ ràng, Ất đã hiếp dâm Thị Đào, có đầy đủ chứng cứ đã được huyện quan kiểm định và phân xử đúng đắn. Nay ta y án và giao túi vàng cho Thị Đào đem về. Phạt bổ sung Ất hai chục roi.
    Quân lính dạ rân. Thị Đào hí hửng cầm túi vàng ra về còn chàng Ất thì nằm úp lưng chịu đòn. Nhưng khi quân lính vừa quất Ất hai roi thì nhà vua bỗng nhiên ra lệnh dừng tay. Nhà vua vừa vò đầu, bứt trán tỏ vẻ hối tiếc và nói:
    - Ta xử nhầm rồi! Ất bị oan, Ất bị oan!
    Thế rồi nhà vua bảo Ất đuổi theo Thị Đào giật lại túi vàng. Vừa bị oan ức, vừa tiếc của nên Ất chạy nhanh ra cổng thì bắt gặp Thị Đào. Ất dùng hết sức mình để lấy lại cho kỳ được túi vàng từ tay Thị Đào nhưng không tài nào giành được. Thị Đào ôm chặt túi vàng và đẩy Ất ngã lăn. Ất lại xông vào giành giựt quyết liệt. Lần nào cũng vậy, Ất đều bị đẩy ngã.
    Nhà vua, quần thần và tất cá các quan chứng kiến cảnh giành giật túi vàng. Vua cho quân lính ra cổng giải cả hai vào rồi nói:
    - Thị Đào! Túi vàng trên tay ngươi mà nó giật không được, vậy làm sao nó cởi được cái quần của ngươi!?
    Thị Đào cứng họng không sao trả lời được, đành khai ra âm mưu cùng với quan huyện chiếm đoạt gia tài của Ất.

    Lời bàn:
    Giữa kẻ đi kiện và quan xét xử phối hợp cùng nhau thì thắng kiện là cái chắc. Không những thắng kiện mà quan huyện và Thị Đào còn chuẩn bị được những chứng cứ giả, làm cho các cấp xét xử sau là quan phủ không thể nào lật lại được vụ án. Chỉ có cách dùng mẹo như nhà vua thì mới lật lại được vụ án. Dù có trưng ra bao nhiêu bằng chứng với bao nhiêu lý lẽ hay ho thì Thị Đào và quan huyện cũng phải câm họng trước câu hỏi bất ngờ, thông minh của nhà vua. Nhà vua minh oan được cho Ất là nhờ dựa vào sơ hở và tính tham lam của Thị Đào, chứ nếu lúc giằng co túi vàng mà Thị Đào giả vờ tỏ ra yếu đuối thì chắc nhà vua dù có thông minh cũng đành bó tay. Thế mới hay “Mọi sự gian dối đều có chỗ sơ hở.

    (Lương Vĩnh Kim - http://www.onthi.com)


     
    Báo quản trị |  
  • #17178   11/05/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Về vụ xử tử ko thành của người da đỏ.

    Ất đi chu du thiên hạ, chẳng may lọt vào một vùng cấm kỵ của dân da đỏ. Ngay chỗ linh thiêng của bộ lạc, Ất làm một “bãi quận công”. Luật tục của bộ lạc rất nghiêm khắc. Bất cứ ai làm dơ bẩn vùng cấm kỵ linh thiêng ấy đều bị xử tử. Ất bị bọn lính canh bắt quả tang lúc chưa xong chuyện ấy, hết đường chối cãi.
    Bọn lính giải Ất đến gặp vị Tù trướng. Sau khi nghe bọn lính trình bày sự việc, vị Tù trưởng phán:
    - Trước khi chết, ta cho ngươi phát biểu một câu để ghi vào sổ lưu của bộ lạc ta. Nếu câu do ngươi nói ra là câu đúng thì ta cho ngươi chết treo, nếu câu nói của ngươi là câu sai thì ta cho ngươi chết chìm.
    Ất run sợ trước cái chết nhưng rồi chàng cũng bình tĩnh đón nhận. Chàng nghĩ rằng chết treo hay chết chìm cũng là chết nhưng phải chọn cái chết nào nhanh và dễ chịu hơn. Suy nghĩ một lát, rồi chàng nói:
    - Tôi sẽ chết chìm!
    Tù trưởng sai lính ghi tên họ và câu nói ấy của Ất vào sổ lưu của bộ lạc, rồi sai lính thực thi mệnh lệnh như đã hứa với Ất. Nhưng khi bọn lính giải Ất ra dìm nước thì bỗng dưng có người lính kêu lên:
    - Khoan! Cho nó chết chìm là nó đã nói đúng hình thức chết của nó. Mà Tù trưởng ta đã hứa là nếu nó nói câu đúng thì cho chết treo. Ta phải đem treo cổ nó để giữ lời hứa của Tù trưởng ta.
    Khi bọn lính dong Ất đến giá treo cổ thì một người lính khác lại kêu lên:
    - Khoan! Cho nó chết treo thì câu nói của nó là câu sai. Mà Tù trưởng ta đã hứa với nó là nếu nó nói câu sai thì cho nó chết chìm. Vậy ta phải cho nó chết chìm để giữ lời hứa cho tù trưởng ta.
    Cứ thế bọn lính lại giải Ất đến chỗ vực sâu, rồi lại giải về chỗ treo cổ. Vì phải giữ lời hứa cho Tù trưởng nên bọn chúng không sao thi hành dược.
    Quanh đi, quẩn lại không biết xử trí thế nào, bọn lính đành giải Ất về yết kiến Tù trưởng trình bày sự việc. Vị Tù trưởng không thể vi phạm lời hứa nên đành tha Ất. Khi trở lại quê nhà, Ất kể cho họ hàng, bè bạn nghe câu chuyện mà chàng đã gặp phải trên đường chu du. Ai cũng khen chàng thông minh nhưng cũng khen dân da đỏ biết phép suy luận và tôn trọng lời hứa. Từ đó, Ất không dám làm cái việc “sau quận công” trong các chuyến hành trình chu du đây đó nữa.
    Lời bàn:
    Luật pháp và mệnh lệnh có khi tự mâu thuẫn nhau khiến cho người thi hành, không thi hành được. Đây là câu chuyện hoàn toàn lãng mạn nhưng có giá trị thực tiễn cao. Các nhà làm luật cần thận trọng khi ban hành pháp luật, để không có ngày gặp phải tình huống không sao thi hành được.

    (Lương Vĩnh Kim - http://www.onthi.com)

     
    Báo quản trị |  
  • #17179   11/05/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Câu chuyện "Yết thị"

    Ngoài đường không có đèn. Tối đến quan Phủ Doãn đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng mai, quan ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”. Đêm hôm ấy quan đi, lại vấp phải một người. Quan quở:
    - Ngươi không đọc yết thị à?
    Người kia đáp:
    - Bẩm có đọc.
    - Thế sao người không thắp đèn?
    - Bẩm, trong yết thị chỉ thấy nói phải cầm đèn, chứ không thấy nói phải cắm nến.
    Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.
    Đêm hôm ấy quan đi, lại vấp phải một người.
    Quan lại quở:
    - Đi đêm sao không có đèn, có nến?
    Người kia đáp:
    - Bẩm, tôi có đủ dèn, đủ nến ạ?
    - Thế sao ngươi không thắp lên?
    - Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói đến thắp nến.
    Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”.
    Nhưng lại một hôm, nửa đêm, quan đi lại vấp phải một người có đèn, có nến nhưng nến đã tắt.
    Quan lại quở. Người kia nói:
    - Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến này, phải tiếp cây nến khác ạ.
    Lời bàn:
    Đây là câu chuyện lãng mạn nhưng có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Hiện nay, nhiều văn bản pháp luật đã ban hành còn nhiều thiếu sót, phải sửa đi sửa lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Chỉ đến khi đi vào thực hiện mới phát hiện ra thiếu sót Một văn bản quy phạm pháp luật hay áp dụng pháp luật mà không đầy đủ thì tạo sơ hở cho một số người biết tận dụng để trục lợi, còn đa số nhân dân thì bị gây khó dễ vì sự không rõ ràng của văn bản.
    Phải gặp nhiều người dân cãi lý như thế thì quan Phủ Doãn mới tiến bộ hoặc nếu không thì bị thay thế.
    (Lương Vĩnh Kim - http://www.onthi.com)

     
    Báo quản trị |  
  • #17180   11/05/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Câu chuyện "Hũ vàng của ai?"

    Một người kia có mua của người láng giềng một miếng đất. Bữa đó nhằm ngày chót của “thời hoàng kim” và đến sáng hôm sau, sẽ chuyển qua “thời hắc ám”.
    Mua miếng đất xong, anh bèn đào đất ngay để dựng cột nhà, thì lại đào trúng một hũ vàng. Anh bèn lật đật chạy qua nhà người láng giềng, chủ cũ miếng đất, cho hay:
    - Tôi vừa đào trên miếng đất mà tôi mua của anh, tôi gặp một hũ vàng. Tôi mua đất chứ không mua hũ vàng, vậy xin trả hũ vàng lại anh!
    Người kia nói:
    - Tôi mừng giùm cho anh đó. Khi tôi bán cho anh miếng đất là tôi đã bán tất cả những gì có trên mảnh đất ấy. Vậy hũ vàng đó là của anh, tôi không có quyền nhận nó.
    Hai bên cứ nhường nhau mãi đến khi trời sắp tối mà chẳng ai chịu nhận hũ vàng. Hai bên đều nghĩ rằng cũng nên để qua ngày hôm sau cho đôi bên suy nghĩ lại chín chắn rồi hẵng hay. Đêm đó, đâu dè lại là lúc chuyển sang “thời hắc ám”: ngọn gió vật chất và tư lợi thổi tràn khắp mặt đất, tâm hồn đạo đức của hai bên đều bị ảnh hưởng hắc ám mà không hay.
    Sáng đến hai người lại gặp nhau như lời hẹn hôm qua.
    Người mua đất liền nói:
    - Tôi đã suy xét kỹ lại, thì quả lời nói của anh ngày hôm qua thật xác đáng. Tôi đã mua đất anh thì tất nhiên những gì có trong đất là của tôi.
    Người láng giềng nói:
    - Không phải vậy. Hôm nay tôi đã xét kỹ lại, thì lời nói của anh hôm qua là đúng. Anh không thể nào mua món đồ mà chính anh không cố ý mua. Anh chỉ mua đất chứ không mua hũ vàng. Anh trả lại cho tôi, rất đúng.
    Hai người cãi nhau, không ai chịu nhường cho ai hũ vàng cả. Họ trở thành thù địch, lôi nhau ra tòa, dùng đủ biện pháp và thủ tục để thắng kiện cho kỳ được, bên nào cũng chắc chắn là mình giữ phần phải, và đều vì công lý mà tranh đấu.
    Cuối cùng vụ việc cũng phải đưa đến vị quan để phân xử. Quan phán:
    - Hũ vàng thuộc tài sản quốc gia, vậy thu hồi sung công quỹ. Ai có công đào bới, phát hiện sẽ được Nhà nước khen thưởng. Các ngươi về làm đơn xin khen thưởng, đem nộp để quan xét.
    Hai người trở về viết đơn đem nộp quan rồi ngồi chờ từ năm này qua năm khác mà không thấy quan gọi. Năm năm sau họ lại cùng nhau phát hiện một hũ vàng khác, ở chỗ ranh giới chung của hai mảnh vườn nhưng không thấy họ kiện lên quan nữa. Trời đất đã chuyển “thời hắc ám” thành “thời khôn ra”.
    Lời bàn:
    Lúc hai người nhường nhịn nhau thì ai cũng tìm ra cái lý để nhường nhịn. Lúc giành nhau hũ vàng thì ai cũng tìm ra cái lý để giành nhau. Thế mới biết cái lý để tranh luận là vô cùng, chưa biết cái lý nào là cái lý đáng được chấp nhận. Do vậy, con người cần sử dụng pháp luật để áp đặt một cái lý duy nhất cho hai cái lý trên. Nhưng than ôi! Còn có cái lý thứ ba là cái lý sung công mà hai kẻ kia chưa biết. Khi biết thì họ “khôn ra” không còn dám nhờ đến pháp luật nữa.

    (Lương Vĩnh Kim - http://www.onthi.com)

     
    Báo quản trị |  
  • #17181   09/07/2009

    sonduylaw
    sonduylaw

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các câu chuyện của bạn Mai-y- nguyen quá hay, thú vị. Bổ sung được nhiều điều bổ ích cho mọi người. Mong bạn có thật nhiều câu chuyện hay để anh chị em được học hỏi. Chúc bạn sức khoẻ, hạnh phúc. Chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #17182   28/07/2009

    viendanho
    viendanho

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đúng là các câu chuyện của bạn Mai-y-nguyen quá hay thật
     
    Báo quản trị |  
  • #38332   03/12/2009

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Văn bản chủ đạo, văn bản cá biệt là gì?

    Cho em hỏi văn bản chủ đạo, văn bản cá biệt là gì?
    nó có phải là văn bản qppl không?
     
    Báo quản trị |  
  • #38333   12/07/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Theo http://bachkhoatoanthu.gov.vn thì

    VĂN BẢN CÁ BIỆT: là loại văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức cụ thể (vd. quyết định khen thưởng, quyết định kỉ luật, quyết định bổ nhiệm ai đó giữ chức vụ cụ thể...). VBCB là một yếu tố của sự kiện pháp lí; phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế. VBCB phải có tính hợp pháp và hợp lí và phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật cụ thể, có hình thức thể hiện theo đúng quy định của pháp luật: bản án, quyết định, chỉ thị...
    Bạn có nhầm lẫn VB Chủ đạo với VB chỉ đạo không?
    VBCB không phải là văn bản QPPL

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #38334   03/12/2009

    quangcvtphcm
    quangcvtphcm

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong thực tế xây dựng và ban hành văn bản thì văn bản cá biệt các bạn nhận xét như thế nào ? và kiến nghị nó

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!
     
    Báo quản trị |  
  • #45724   05/03/2010

    dieptuyenquang
    dieptuyenquang

    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    những câu hỏi về pháp luật đại cương

    mình có mấy câu hỏi muốn hỏi các anh chị.
    câu 1: tại sao quan hệ pháp luật có tính xác định? cho ví dụ?
    câu 2: phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác?

    Cập nhật bởi trathainguyen vào lúc 05/03/2010 23:26:35
     
    Báo quản trị |