Định nghĩa ,so sánh chế định pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #38708 01/10/2008

    langtunhatban18082008

    Mầm

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Định nghĩa ,so sánh chế định pháp luật

    Chế định pháp luật là gì? Và theo luật lao động hiện nay quyền nào là quan trọng nhất?
     
    80994 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #10424   03/12/2008

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Hủy bỏ và bãi bỏ đúng là trong nghĩa tiếng việt đều là bỏ đi.
    Nhưng trong khoa học pháp lý thì hai việc bãi bỏ và hủy bỏ có hậu quả pháp lý khác nhau:

    Một văn bản có hai mốc thời gian quan trọng là thời điểm có hiệu lực và thời điểm hết hiệu lực.
    Hai việc bãi bỏ và hủy bỏ đều làm cho văn bản pháp luật hết hiệu lực.

    Nhưng bãi bỏ là làm cho văn bản đó hết hiệu lực ngay tức thời tại thời điểm mà cơ quan có thẩm quyền tuyên bố bãi bỏ.
    Còn việc hủy bỏ là làm cho văn bản không có hiệu lực ngay từ thời điểm văn bản được ban hành. các QHXH đã bị VBPL đó điều chỉnh thì sự điều chỉnh đó bị vô hiệu và phải được điều chỉnh lại.

    Nhưng lưu ý đây chỉ là quan điểm của các nhà khoa học trong lĩnh vực pháp lý. Còn đối với các nàh lập pháp thì họ nhận thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa hủy bỏ văn bản đã nêu trên thì việc khắc phục hậu quả pháp lý là rất khó khăn

    Vì thế trong quy định của nhà làm Luật hiện nay vẫn chưa có sự quy định rõ ràng phân định hai việc bãi bỏ và hủy bỏ.

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #20021   03/10/2008

    hoanghiep227
    hoanghiep227

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    So sánh về quyền của tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất

    So sánh về quyền của tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất
     
    Báo quản trị |  
  • #20022   03/10/2008

    phongdatdai
    phongdatdai
    Top 500
    Chồi

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ thì có đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn, tặng cho).

    Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất thì chỉ có quyền đối với tài sản gắn liền với đất. Riêng đối với các tổ chức được Nhà nước cho thuê trước ngày 01/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho thời hạn còn lại ít nhất là 5 năm thì có các quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp... đối với đất trong thời hạn còn lại đó.

    Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền mà tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng miễn tiền thì có quyền như đối với tổ chức sử dụng đất thuê.
     
    Báo quản trị |  
  • #28021   29/07/2008

    ntquyen
    ntquyen

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không trong thời gian bị truy cứu TNHS, kỷ luật cấm thi là gì?

    Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ?

    Không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi là gì ?
     
    Báo quản trị |  
  • #28022   30/05/2008

    hacom2579
    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự là không phải trong thời gian bị khởi tố, điều tra, xét xử hoặc chấp hành hình phạt của bản án hình sự.

    không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi là trước đó, bạn không bị cấm thi, ví dụ trong quy chế thi, nếu bạn bị vi phạm và cấm thi, thời gian cấm thi là 02 năm.

    Thì tại thời điểm hiện tại, bạn không đang ở trong đoạn từ thời điểm ra quyết định kỷ luật đến sau đó 02 năm.

    Hết!
     
    Báo quản trị |  
  • #16015   15/11/2008

    lanmoclan
    lanmoclan

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 2325
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hủy bỏ và bãi bỏ khác nhau ở điểm nào

    Chào các anh các chị và các bạn cho mình hỏi một câu là "hủy bỏ và bãi bỏ khác nhau ở điểm nào
     
    Báo quản trị |  
  • #16016   15/11/2008

    chocolate_tt
    chocolate_tt

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hủy bỏ văn bản và hủy bỏ văn bản

    Mình thấy huỷ bỏ và bãi bỏ khác nhau ở điểm cơ bản đó là:

    "Huỷ bỏ" là  do tại thời điểm kiểm tra, phát hiện ra văn bản đó sai(ra đời không đúng thẩm quyền,...) cần phải xử lý là huỷ bỏ nó
    "Bãi bỏ" là văn bản ra đời nhưng do điều kiện xã hội thay đổi, văn bản đó không còn phù hợp nữa, cần có văn bản khác thay thế nên bãi bỏ nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #15637   22/12/2008

    neo1110
    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiến pháp

    tại sao nói hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ( tính tất cả các hiến pháp trên thế giới )

    Mong mọi người có thể giải đáp cụ thể cho em vấn đề này và có thể cho em chút tinh huống cụ thể như lợi ích của các điều khoản trong luật hiến pháp đó áp dụng vào đời sống xã hội như thế nàp. Em mong sẽ nhận được câu trả lời sớm nhất có thể. Em xin chân thành cảm ơn
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 12:08:46 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #15638   24/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước

    Hiếp pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước nó định hướng cho toàn bộ hê thống phápluật của nhà nước.
    VD: hiến pháp quy định các quyền cơ bản của con người như quyền được sống quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tạo lập tài sản...

    Từ quy định ghi nhận các quyền này mà khi có hành vi xâm phạm đến các quyền đó thì pháp luật sẽ phải điều chỉnh.
    Như quyền sống bị xâm phạm ( giết người ) thì luật hình sự sẽ được áp dụng để xử lý người xâm phạm quyền sống của người khác.

    Quyền tạo lập tài sản bị xâm phạm thì có thể giải quyết bằng luật dân sự hay HS....
     
    Báo quản trị |  
  • #15639   25/09/2008

    neo1110
    neo1110

    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 2685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý kiến cá nhân

    Cảm ơn bạn đã giúp nhưng những ý kiến của bạn quá ngắn, vẫn chưa giúp mình hiểu sâu được vấn đề này
     
    Báo quản trị |  
  • #15640   28/09/2008

    PhamDinhMinhUyen
    PhamDinhMinhUyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tại sao nói hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ( tính tất cả các hiến pháp trên thế giới )

    Mong mọi người có thể giải đáp cụ thể cho em vấn đề này và có thể cho em chút tinh huống cụ thể như lợi ích của các điều khoản trong luật hiến pháp đó áp dụng vào đời sống xã hội như thế nàp. Em mong sẽ nhận được câu trả lời sớm nhất có thể. Em xin chân thành cảm ơn

    Chắc bạn đang học Luật. Nói nôm na , thì Hiến pháp là đạo Luật cơ bản do nó chứa đựng những nguyên tắc, những nội dung cơ bản nhất nhằm đảm bảo sự xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý, nhà nước, xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị. Thí dụ như ở nước ta: Đảng lãnh đạo trên cơ sở liên minh giữa gia cấp nông dân và công nhân, nhà nước của ta là nhà nước của dân do dân vì dân, quy định quyền công dân...

    Tất cả những nguyên tắc có tính kim chi nam này sẽ là cơ sở để xây dựng Luật lao động, Luật dân sự để áp dụng chi tiết ,cụ thể hơn vào đời sống xả hội....Hiến pháp có hiệu lực cao nhất, các Luật, Bộ Luật không thể trái với hiến pháp.

    Ở các quốc gia khác có Tòa bảo hiến để xem xét tính hợp hiến của các Đạo Luật. Hiện nay ở ta, Bộ Tư pháp thực hiện một phần chức năng này.
     
    Báo quản trị |  
  • #15641   17/11/2008

    anhtuan1452003
    anhtuan1452003

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong các luật sư tư vấn cho em làm thế nào để học tốt môn luật hiên pháp Việt nam?

    Mong các luật sư tư vấn cho em làm thế nào để học tốt môn luật hiên pháp Việt nam?phương pháp học có hiệu quả cho kỳ thi vấn đáp sắp tới?

    Cảm ơn các luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #15642   19/11/2008

    coidung
    coidung

    Male
    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2008
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 12 lần


    Re;Luật hiến pháp

    Câu hỏi này trong phần bài tập lớn học kỳ môn luật hiên pháp khoá 32. trường DH luật hà nội, bạn tự tìm hiểu nhá. nhưng mà có 4 ý chính bạn phải ghi nhớ

    1. Về nội dung

    2. Về pháp lý

    3.Tính giai cấp

    4. Thành quả, phương hướng

    Và sau  liên hệ với VN
     
    Báo quản trị |  
  • #15643   20/11/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Luật Hiến pháp?

    Vấn đề của bạn, Cách học Luật Hiến Pháp thế nào để thi tốt và đạt kết quả cao: chà chà, hồi xưa tôi cũng đã trải qua và nhận thấy là, bạn cầm chăm chỉ hơn vì môn Hiến Pháp thực ra khá là dễ hiểu chứ không khó hiều như bạn nghĩ đâu...hãy tự tin, bình tĩnh..

    Còn về học liệu, bạn cần học kỹ Giáo trình, đọc kĩ Luật Hiến Pháp 92(sửa đổi), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, và chú ý là nên học theo các phần, các chế định như :chủ tịch nước,Chính phủ, Quốc Hội, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân,...thì chú ý bắt buộc phải thuộc hết tên các cơ quan trong đó...

    Thầy cố rất hay hỏi thêm cái này...môn này ko khó như bạn nghĩ đâu, bạn chú ý 1 chút là dc, kì sau, năm sau bạn học môn Luật Hành Chính, môn đó mới thực sự khó rùi đó....cần chăm chỉ hơn bạn ah..chúc bạn học tốt.
     
    Báo quản trị |  
  • #15644   22/11/2008

    lethilam
    lethilam

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật hiến pháp

    Mọi người có thể giúp mình làm rõ sự tác động trở lại của các cơ quan nhà nước khác trong mối quan hệ với Quốc hội được không? (giải thích rõ một chút nhé?) thanks.
     
    Báo quản trị |  
  • #15645   04/12/2008

    thuy_dhl
    thuy_dhl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi tại sao khoa học Luật hiến pháp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành?

    Tại sao khoa học Luật hiến pháp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành?
    Mong các luật sư giải thích giùm em.
     
    Báo quản trị |  
  • #15646   19/12/2008

    duyanhlonely
    duyanhlonely

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chắc bạn đang học Luật.
    Hỏi về Luật ko có nghĩa là đang học Luật đâu. Mình cũng có khá nhiều câu hỏi về Luật nhưng mình lại học bên Kinh tế mà!
     
    Báo quản trị |  
  • #15647   19/12/2008

    bienk1a
    bienk1a

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tại sao khoa học Luật hiến pháp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành?
    Mong các luật sư giải thích giùm em.

    Khoa học luật Hiến pháp là một môn khoa học pháp lý chuyên ngành vì tương ứng với nó là một ngành luật được xác định cụ thể, đó là ngành luật Hiến pháp.

    KHLHP Việt Nam chỉ nghiên cứu các quy định, chế định, quan hệ của ngành luật Hiến pháp, không nghiên cứu quy định, chế định, quan hệ của các ngành luật khác.

    Trong tất cả các khoa học pháp lý chuyên ngành, KHLHP là khoa học duy nhất nghiên cứu một cách toàn diện tổ chức của xã hội Việt Nam được phản ánh trong hình thức pháp luật. nó nghiên cứu quy luật vận động  phát triển của ngành luật này vì Hiến pháp là tấm gương phản chiếu xã hội.

    ==> trong hệ thống pháp luật phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố: điều kiện kinh tế xã hội... Nhà nước buộc phải điều chỉnh hệ thống pháp luật pháp triển theo chiều hướng đi lên. Trong đó khoa học luật hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, là một môn khoa học pháp lý chuyên ngành.
     
    Báo quản trị |  
  • #38161   29/11/2008

    thaohan
    thaohan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    hiến pháp năm 1946

    cho em hỏi tại sao năm 1946 chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước và chính phủ trong khi hiện nay người đứng đầu chính phủ lại là thủ tướng?
     
    Báo quản trị |  
  • #38162   08/05/2008

    hieplak28
    hieplak28

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2007
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Vì trong Hiến pháp quy định như thế

    Hiến pháp 1946 quy định tại Điều thứ 44

    Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.

    Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng.

    Trong khi Hiến pháp 1992 quy định tại Điều 110

    Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.

    Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

    Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.

    ==>như vậy theo Hiến pháp 1992 thì Chủ tịch nước không phải là thành viên trong Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu trong Chính phủ

    Ai có ý kiến nào khác không?


     
    Báo quản trị |