Định nghĩa rõ ràng và chính xác Thông Hành Địa Dịch là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #478108 12/12/2017

    Định nghĩa rõ ràng và chính xác Thông Hành Địa Dịch là gì?

       Phía sau lưng lô đất của tôi có một con hẻm là lối đi chung thông ra hẻm chính của 2 dãy nhà, đất đâu lưng nhau. Có một hộ dân rào bít chiếm dụng một đoạn hẻm đó. Sau đó tôi có làm đơn tố cáo gửi chính quyền đề cập vấn đề rào bít chiếm dụng hẻm, lối thoát hiểm. Cán bộ địa chính xã nói đây chỉ là thông hành địa dịch. Lên mạng tìm hiểu thì thấy nói thông hành địa dịch là có đường cống thoát nước bên dưới, có đường diện chiếu sáng.
       Vậy cho tôi hỏi Thông Hành Địa Dịch là gì? Nó khác đường hẻm chổ nào? Còn gọi là lối thoát hiểm là trường hợp nào nữa? Nếu gọi không đúng có ảnh hưởng gì đến việc khiếu nại tố cáo của tôi không?

     
    22788 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482688   19/01/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Chào bạn,

    Ví dụ nhà đất của bạn bị vây bọc bởi nhà đất của làng xóm chung quanh, không có lối đi ra đường công cộng, để có lối đi, bạn căn cứ điều 254 Bộ luật dân sự 2015 đã yêu cầu và được 1 chủ sở hữu bất động sản (nhà đất) liền kề đồng ý dành cho bạn một lối đi hợp lý trên phần đất của họ để bạn có lối đi ra đường công cộng thì lối đi này gọi là "thông hành địa dịch". Dĩ nhiên trong trường hợp đó thì đường điện, cấp nước, thoát nước... của bạn đều phải xây dựng theo lối "thông hành địa dịch" này.

    Như vậy "thông hành địa dịch" khác với đường hẻm ở chỗ "thông hành địa dịch" chỉ là "con đường cùng" dẫn vào một bất động sản bị vây bọc, còn đường hẻm (ví dụ hẻm 250 đường Trần Hưng Đạo) là đường đi công cộng, hầu hết nối liền với đường đi công cộng khác để đảm bảo cho giao thông công cộng thông suốt.

    Trong đơn khiếu nại bạn cứ nói theo đúng thực tế rằng Ông/Bà A, B nào đó đã lấn chiếm lối đi chung của các hộ 1, 2, 3..... nên yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền xử lý để đảm bảo cho việc giao thông, đi lại của tập thể các hộ là được rồi, nếu không hiểu nghĩa thì tránh dùng những thuật ngữ chuyên môn như "thông hành địa dịch" chẳng hạn.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 20/01/2018 09:48:41 CH Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 19/01/2018 08:26:18 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (21/01/2018)