Định nghĩa "Nồng độ cồn" và chữ "hoặc" trong luật phòng chống tác hại rượu bia, trong nghị định 100/2019/NĐ-CP

Chủ đề   RSS   
  • #536905 05/01/2020

    Định nghĩa "Nồng độ cồn" và chữ "hoặc" trong luật phòng chống tác hại rượu bia, trong nghị định 100/2019/NĐ-CP

    Sau khi đọc kĩ luật và nghị định nói trên, tôi có một số quan điểm sau. Tôi không phải dân luật nhưng rất muốn tìm hiểu sâu một chút, do đó cũng rất mong được các anh/chị góp ý.

    A. Tính logic của chữ "HOẶC"

    1. Bất cập là gì?
    Luật Phòng chống tác hại rượu bia: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu HOẶC hơi thở có nồng độ cồn. Chữ HOẶC này nghĩa là dù sảy ra 1 trong hai trường hợp: hoặc có nồng độ cồn trong máu hoặc có nồng độ cồn trong hơi thở thì đều là vi phạm. Chữ "HOẶC" cũng được dùng trong nghị định 100/2019/NĐ-CP. Vậy ăn hoa quả có nồng độ cồn trong hơi thở muốn yêu cầu xét nghiệm máu để minh oan liệu có đúng luật? Trong máu không có nhưng trong hơi thở vẫn có thì vẫn là vi phạm vì Logic 1 or 0 vẫn là 1 cơ mà?!

    2. Đề xuất hướng giải quyết:

    Sắp tới cần đưa vào “Thông tư” hoặc “Quy trình kiểm tra, xử phạt” cách làm như sau: Sau 15 phút cho thổi lại lần 2, nếu còn chưa phục sau 15 phút nữa cho thổi lần 3 - Thế là hết cãi. Rượu bia thì còn lâu mới tan nồng độ cồn nên sau 30 phút không thể lọt được tội nhưng nếu thực sự là do ăn hoa quả, si rô, nước xúc miệng...hoặc những thứ khác không phải rượu bia thì sau 30 phút là nồng độ cồn về 0 (thực tế vài phút là tan hết và đã có người làm thực nghiệm, các bạn seach youtube là ra ngay)

    B. Khái niệm "NỒNG ĐỘ CỒN"

    1. Bất cập là gì?
    Trong Luật phòng chống tác hại rượu bia, phần giải thích từ ngữ (điều 2) có Định nghĩa “ĐỘ CỒN” nhưng lại không định nghĩa “NỒNG ĐỘ CỒN”. Đây là một điều rất đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự chặt chẽ của văn bản pháp luật. Về logic đời thường, ai cũng hiểu trong luật Phòng chống tác hại rượu bia thì “Nồng độ cồn” nói trong đó phải là do “Rượu bia” mới hợp lý. Bản thân định nghĩa “ĐỘ CỒN” – trong luật Phòng chống tác hại rượu bia cũng được định nghĩa là “hàm lượng...có trong rượu bia” (khoản 4 điều 2). Thế nhưng vì không định nghĩa nên gây tranh cãi khi ăn hoa quả cũng “dính” nồng độ cồn. Đấy chính là lý do mà nghị định 100/2019/NĐ-CP còn gặp kha khá ý kiến chưa đồng thuận.

    2. Đề xuất phương án giải quyết:
    - Ban hành Thông tư hướng dẫn, trong đó phần Giải thích từ ngữ nhất định phải định nghĩa rõ ràng “Nồng độ cồn” là gì? Và tất nhiên, vì chưa có trường hợp nào ăn vải, uống siro ho, ăn sầu riêng... mà bị say và mất khả năng kiểm soát hành vi nên “Nồng độ cồn” nên được định nghĩa gắn chặt với “bia và rượu”. Như thế cũng logic với tên luật là “Luật phòng chống tác hại bia rượu”.  
    - Bổ sung điều khoản quy định: Trong trường hợp người dân khiếu nại tại chỗ, thì quy trình kiểm tra lại nồng độ cồn sẽ được tiến hành như đề xuất ở vấn đề thứ nhất (Thử lại nồng độ cồn tối đa 2 lần sau mỗi 15 phút).


    C. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

    Ngoài ra, vì phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP chưa nói đến “Luật phòng chống tác hại rượu bia” thì trong thông tư hướng dẫn (nếu ban hành) cũng cần đưa vào để mọi thứ được rõ ràng hơn cho người đọc luật.
    Về vấn đề này, ở đây tôi cũng xin giải thích luôn vì có một số bạn cho rằng: do trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP không nói đến “Luật Phòng chống tác hại rượu bia” nên không có hiệu lực vì nó mâu thuẫn với điều 8, khoản 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Xin thưa là không phải như thế. Nghị định vẫn có hiệu lực đấy ạ. Vì 2 điểm sau đây:

    - Điểm thứ nhất: Điều 35 của Luật phòng chống tác hại rượu bia đã sửa đổi lại khoản 8, điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008

    - Điểm thứ hai: Trong phần căn cứ của nghị định 100/2019/NĐ-CP có nói đến Luật giao thông đường bộ 2008.

    Như vậy từ 2 điểm nêu trên, phải hiểu rằng, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã căn cứ vào Luật giao thông đường bộ 2008 (đã được cập nhật khoản 8, điều 8 bởi Luật phòng chống tác hại rượu bia). Do đó không có mâu thuẫn nào ở đây về “nồng độ cồn” nữa cả.

    Cập nhật bởi dabatnang83 ngày 06/01/2020 02:00:34 SA
     
    7374 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dabatnang83 vì bài viết hữu ích
    jellannm (05/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536906   05/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11283
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Mình rất tán đồng với cách phân tích của bạn tại chữa "Hoặc" và hướng giải quyết. Nhưng có thắc mắc nhẹ là dựa vào đâu để biết chắc chắn nồng độ cồn do ăn hoa quả sẽ tan nhanh hơn so với uống rượu bia? Nếu ăn hoa quả và uống rượu bia đều dẫn đến nồng độ cồn như nhau thì sao nhỉ? Cách giải quyết này tương tự với việc tỉ lệ nồng độ cồn thấp thì sẽ không sao.

     
    Báo quản trị |  
  • #536918   06/01/2020

    @jellannm
    Dựa vào kết quả thực tế bạn ạ. Mặt khác, hiện tại do luật đã được thông qua lấy số 0 tuyệt đối làm giới hạn dưới nên mình cũng chưa nghĩ ra cách nào tốt hơn để tránh oan sai. Trừ khi bỏ chữ hoặc đi. Nhưng bỏ chữ hoặc đi cũng sẽ dẫn đến nhiều tình huống phức tạp. Do đó cách tốt nhất đúng luật hiện tại là cho phép được thử lại nồng độ cồn trong hơi thở 1-2 lần trong vòng 1 khoảng thời gian nhất định.
    Gửi bạn link clip thử nghiệm thực tế (tất nhiên nếu định ban hành thành thông tư hay quy trình kiểm tra nồng độ cồn thì sẽ phải khảo sát rộng hơn)

    https://www.youtube.com/watch?v=CIRa5sLUnxs

    Cập nhật bởi dabatnang83 ngày 06/01/2020 01:45:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #536934   06/01/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Tôi thấy cách bạn diễn giải chữ "hoặc" chưa được ổn.

    Quy định "hoặc" nghĩa là chỉ cần phát hiện có cồn trong máu hoặc trong hơi thở là vi phạm, không thể có chuyện "ăn hoa quả có nồng độ cồn trong hơi thở muốn yêu cầu xét nghiệm máu để minh oan"

     
    Báo quản trị |  
  • #536958   07/01/2020

    ntdieu viết:

    Tôi thấy cách bạn diễn giải chữ "hoặc" chưa được ổn.

    Quy định "hoặc" nghĩa là chỉ cần phát hiện có cồn trong máu hoặc trong hơi thở là vi phạm, không thể có chuyện "ăn hoa quả có nồng độ cồn trong hơi thở muốn yêu cầu xét nghiệm máu để minh oan"

    Bạn chưa hiểu ý của mình rồi. Vấn đề đặt ra là: làm sao để phân biệt nồng độ cồn do uống rượu bia hay do ăn hoa quả nếu người dân khẳng định là không uống rượu bia?
    Đề xuất của mình đối với quy trình kiểm tra xử phạt là: kiểm tra lại trong hơi thở sau mỗi 15 phút (tối đa là 2 lần) để phân biệt. Bài viết của mình cũng không đồng ý với cách xử lý xét nghiệm máu để phân biệt vì như thế là vi phạm với logic của chữ "HOẶC" (giống bạn giải thích).
    Còn nếu trong quy trình kiểm tra xử phạt vẫn muốn dùng xét nghiệm máu thì sau khi xét nghiệm máu cho kết quả nồng độ cồn =0, vẫn phải đo nồng độ cồn trong hơi thở 1 lần nữa. Chỉ khi cả 2 phương pháp đo đều bằng 0 thì mới khẳng định "không vi phạm".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dabatnang83 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/01/2020)
  • #537238   12/01/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Vấn đề đặt ra là: làm sao để phân biệt nồng độ cồn do uống rượu bia hay do ăn hoa quả nếu người dân khẳng định là không uống rượu bia? => Không cần thiết phân biệt nguồn gốc của cồn. Cứ có cồn là bị phạt. Thực tế mà nói, nếu ăn hoa quả thì chỉ sau thời gian rất ngắn sẽ không có nồng độ cồn, nên không phải lo lắng bị phạt oan.
     

     
    Báo quản trị |