Đình công hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #256448 20/04/2013

    lsbuicongthanh
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (619)
    Số điểm: 4004
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 172 lần


    Đình công hợp pháp

     

    Đình công hợp pháp

     

    Từ việc chưa tìm hiểu các quy định của pháp luật, cũng như công đoàn chưa quan tâm đúng mực đến quyền và lợi ích của người lao động  mà hầu hết các cuộc đình công hiện nay đều là các cuộc đình công trái pháp luật, xảy ra với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

    Đình công, dinh cong hop phap, đình công hợp pháp, tổ chức đình công, quy định đình công, quy định đình công, dinh cong trai phep, đinh công trái phép

    Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể giải quyết bằng các biện pháp thương lượng thông thường. Từ việc chưa tìm hiểu các quy định của pháp luật, cũng như công đoàn chưa quan tâm đúng mực đến quyền và lợi ích của người lao động  mà hầu hết các cuộc đình công hiện nay đều là các cuộc đình công trái pháp luật, xảy ra với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

    Đình công

    Theo pháp luật Việt Nam, đình công được hiểu là “sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”.[i] Khác với sự tự ý bỏ việc của một cá nhân hay nhóm người lao động không được coi là đình công mà là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    Xuất phát từ khái niệm trên, đình công phải thỏa mãn các đặc điểm sau:

    Đình công là sự ngừng việc triệt để, điểm này thể hiện sự khác biệt giữa đình công với những sự ngừng việc không triệt để như ngừng việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng.

    Đình công là sự ngừng việc có tính tổ chức. Tính tổ chức của một cuộc đình công thể hiện ở chỗ đình công được thực hiện với sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của một cá nhân hay một nhóm người và sự phục tùng, phối hợp của những người khác. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi người lãnh đạo, tổ chức đình công là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động.

    Đình công là sự ngừng việc nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đình công không nhằm mục đích giải quyết tranh chấp một cá nhân người lao động vì nó không thể hiện được mức độ, phạm vi cũng như những vi phạm về quyền và lợi ích của một mối quan hệ lao động. Khi có tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của một cá nhân nào thì giải quyết về trình tự thủ tục đối với từng cá nhân.

    Thời điểm phát sinh quyền đình công

    Theo quy định pháp luật lao động, tập thể lao động chỉ được phép tiến hành đình công theo hai trường hợp sau:

    Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì  tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công nếu không yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

    Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành hoặc hết thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hòa giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

    Có thể nói, đình công là giải pháp cuối cùng khi quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể lâm vào bế tắc.

    Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được phép đình công. Trong trường hợp có tranh chấp lao động tập thể thì yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Nếu một hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

    Người lãnh đạo, tổ chức đình công

    Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban chấp hành công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương (sau đây gọi chung là đại diện tập thể lao động).

    Thủ tục tiến hành đình công

    Đình công phải được tiến hành theo thủ tục sau:

    1: Lấy ý kiến tập thể lao động và quyết định đình công

    Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động lấy ý kiến để đình công, quyết định thời gian và hình thức tổ chức lấy ý kiến để đình công và thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu (yêu cầu đáp ứng hay giải quyết như thế nào) khi có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người lao động đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động và trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên.

    Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; việc đồng ý hay không đồng ý đình công.

    - Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động thì lấy ý kiến trực tiếp của người lao động.

    - Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Tổ trưởng tổ công đoàn và Tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất.

    Quyết định đình công phải nêu rõ thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công, có chữ ký của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động; trường hợp là đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải đóng dấu của tổ chức công đoàn.

    Bước 2: Trao bản yêu cầu

    Song song với việc ra quyết định đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải lập bản yêu cầu và chậm nhất là 5 ngày trước ngày bắt đầu đình công, phải cử nhiều nhất là 3 đại diện để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 1 bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và một bản cho Liên đoàn lao động cấp Tỉnh.

    Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây: những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; kết quả lấy ý kiến đồng ý đình công; thời điểm bắt đầu đình công; địa điểm đình công; địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết.

    Đến thời điểm bắt đầu đình công đã được báo trước trong bản yêu cầu, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

    Pháp luật quy định cuộc đình công thuộc một trong những trường hợp sau đây là bất hợp pháp:

    1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể;

    2. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;

    3. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động.

    4. Không lấy ý kiến người lao động về đình hoặc vi phạm các thủ tục đình công mà pháp luật quy định;

    5. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo pháp luật;

    6. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định;

    7. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

    Mỗi bên có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi xảy ra đình công xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công. Nếu vẫn chưa bằng lòng với quyết định của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, hai bên có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao về quyết định đó. Quyết định của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

    Trong trường hợp Tòa án nhân dân kết luận cuộc đình công là trái pháp luật, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công và trở lại làm việc chậm nhất là 01 ngày, sau ngày Tòa án công bố quyết định. Người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. Nếu cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

    PLF.vn

    Nguồn bài viết: http://plf.vn/tin-tuc/68/dinh-cong-hop-phap

    Cập nhật bởi lsbuicongthanh ngày 20/04/2013 04:00:44 CH
     
    25116 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #290648   09/10/2013

    maila92
    maila92

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    tôi có một câu hỏi mong các luật sư hãy trả lời giúp tôi, tôi xin cám ơn..

    câu hỏi: một cuộc đình công có thể chấm dứt vào những thời điểm nào? lý giải tại sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #290653   09/10/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Câu này muốn tìm thấy câu trả lời thì mở luật lao động ra đọc và suy luận sẽ thấy

    Có các nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến chấm dứt đình công

    1. NSDLĐ nhượng bộ theo yêu cầu của bên đình công

    2. Những người tham gia đình công quyết định không đình công nữa

    3. Cuộc đình công được tuyên bố không hợp pháp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

    4. Doanh nghiệp sập tiệm luôn do đình công

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    chuppi (10/10/2013)
  • #291090   11/10/2013

    maila92
    maila92

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    theo luật sư để giải quyết tình huống này phải làm thé nào? xin cám ơn ngài..

    Nguyễn văn A lái x echo công ty taxi Mai Linh từ tháng 5/2013 theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Để rằng buộc A trong việc thực hiện hợp đồng và giữ gìn xe taxi, khi giao kết HĐLĐ, công ty Mai Linh yêu cầu A đặt cọc 10 triệu đồng. Đến mùng10/07/2013, vì lí do cá nhân Axin nghỉ việc. Giám đốc công ty M không đồng ý. Tuy nhiên, sau 2 tháng ngày 10/9/2013, A vẫn nghỉ việc.

    Hỏi:

    1, Việc công ty taxi Mai Linh yêu cầu anh A đặt cọc 10 triệu đồng có hợp pháp không? Tại sao?

    Giả sử nếu áp dụng biện pháp đặt cọc thì theo anh (chị) có cách nào để rằng buộc NLĐ trong việc đảm bảo tài sản cho người sử dụng lao động trong những trường hợp như trường hợp nêu trên không?

     
    Báo quản trị |  
  • #291098   12/10/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn xem câu trả lời ở bên này

     
    Báo quản trị |  
  • #292412   20/10/2013

    maila92
    maila92

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    mong luật sư trả lời giúp tôi câu hỏi này:

    Ngày 16/5/2013, tàu TP của công ty K đi từ Hải Phòng vào thành phố Hồ Chí Minh

    bị đắm. Thủy thủ đoàn trên tầu có 30 người đều ký HĐLĐ không xác định thời hạn.

    Thực tế, lương theo bảng lương kí nhận mỗi thủy thủ vào tháng 10/2010 trung bình

    là 20000000 đồng, lương theo sổ BHXH trung bình là 5000000 đồng.Công ty K đã tổ

    chức tìm kiếm, cứu nạn cho đến ngày 25/7/2013. Trong số 30 thủy thù của tàu TP,

    cứu sống được 15 người, 2 người đã chết và đã tìm thấy thi thể, còn lại 13 người

    không có tin tức gì.

    1. Nhận xét về việc trả lương và đóng BHXH cho người lao động của công ty K?

    tôi xin chân thành cám ơn luật sư..

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maila92 vì bài viết hữu ích
    boyka123 (07/04/2014)
  • #293768   27/10/2013

    thutranght93
    thutranght93

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 690
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 4 lần


    thưa luật sư cho cháu hỏi là trên kia luật sư có trả lời 4 nguyên nhân chấm dứt đình công, cháu muốn hỏi thêm trường hợp chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu tạm ngừng hoặc tạm hoàn thực hiện đình công theo quy định tại điều 221 luạt lao động 2012 thì có được coi là làm chấm dứt đình công không ạ.

    2. Cho chấu hỏi là theo luật cũ thì trước khi yêu cầu tòa án xem xet tính hợp pháp của cuộc đình công cần phải tiến hành hào giải trước. còn trong luật mới thì cháu không thấy có quy định. Luật sư cho chái hỏi theo luật mới thì có nhất thiết phải tiến hành hòa giải trước khi yêu cầu tòa án xem xét tình hợp pháp của cuôc dinh công không ạ.

    xin luật sự giải đáp giúp cháu, cháu cảm ơn luật sư nhiều ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #293951   28/10/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    1. Nếu Chủ tịch tỉnh ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công thì đó là trường hợp tạm hoãn, hoặc chấm dứt đình công.

    2. Câu hỏi này thì bạn đọc kỹ BLLĐ sẽ thấy thôi, cần gì phải hỏi.

     
    Báo quản trị |  
  • #293957   28/10/2013

    thutranght93
    thutranght93

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 690
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 4 lần


    cảm ơn vì b đã giải đáp giúp t. Câu 2 ý t muốn hỏi là trong luật cũ có quy định nhưng trong luật mới không quy định vấn đề hòa giải trong giải quyết định cộng như một thủ tục bắt buộc nên t mới muốn hỏi. Bạn có thể giải đáp giúp t không.

    Nêu không được thì thôi cũng được, cảm ơn bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #293961   28/10/2013

    thutranght93
    thutranght93

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 690
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 4 lần


    chào luật sư luật sư có thể cho cháu căn cứ pháp lý của ý này đươc không ạ

    Trong trường hợp Tòa án nhân dân kết luận cuộc đình công là trái pháp luật, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công và trở lại làm việc chậm nhất là 01 ngày, sau ngày Tòa án công bố quyết định. Người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. Nếu cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao độnáu

    Cháu đã tìm nhưng không tìm được quy định về nội dung này ạ

    Xin luật sư giải đáp giúp cháu, cháu cảm ơn ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #293962   28/10/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn đọc lần lượt các điều 209 => 206 sẽ biết có cần hòa giải hay không.

    Câu sau thì bạn hãy đọc điều 233 BLLĐ.

    Nói chung bạn nên tự đọc và suy ngẫm sẽ thấy rằng những bài tập này không khó chút nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #296144   07/11/2013

    cho e hỏi là có vụ đình công nào ở việt nam được xem là hợp pháp trong năm 2013 này k ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #296145   08/11/2013

    thutranght93
    thutranght93

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 690
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 4 lần


    chắc chắn là không bạn ạ, hôm trước bọn t học cô giáo đã khẳng định hiện ở Việt Nam chưa có cuộc đình công nào là hợp pháp

     
    Báo quản trị |