Điều kiện thành lập, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

Chủ đề   RSS   
  • #605583 22/09/2023

    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Điều kiện thành lập, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

    Quy định về điều kiện thành lập, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập và hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

    1. Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

    Theo quy định tại Điều 37 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;

    - Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;

    - Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;

    Tại Điều 40 Luật này quy định cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan hướng dẫn chương trình, nội dung giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam.

    - Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.

    2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

    - Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương với thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 bao gồm:

    + Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo;

    + Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;

    + Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;

    + Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;

    + Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của UBND cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo.

    - Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

    - Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo. Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo không thành lập cơ sở đào tạo thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.

    Lưu ý: Cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

    3. Quy định về hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo

    - Theo quy định tại Điều 39 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, chậm nhất là 20 ngày trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động, người đại diện cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo kèm theo văn bản thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh, danh sách thành viên ban lãnh đạo, báo cáo về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động.

    - Việc tổ chức đào tạo, tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh đã thông báo. Khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Văn bản đăng ký nêu rõ lý do, nội dung thay đổi kèm theo quy chế sửa đổi. Cơ sở đào tạo được hoạt động theo quy chế sửa đổi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

    - Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả đào tạo của từng khóa học với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học.

    - Việc theo học của người nước ngoài tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

     
    107 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận