Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #591172 20/09/2022

    Điều kiện thành lập công ty cổ phần

    1. Điều kiện về chủ thể thành lập

    - Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông (điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).

    - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân (điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).

    2. Điều kiện về tên công ty

    - Tên tiếng Việt của công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020):

    + Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.

    + Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

    - Trước khi đăng ký tên công ty, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    3. Vốn điều lệ

    Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần

    Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà Pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó, vui lòng tham khảo: Một số ngành, nghề yêu cầu về vốn khi đăng ký kinh doanh.

    4. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh

    - Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước; Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.

    Vui lòng xem chi tiết tại: Ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào cho đúng?

    Ví dụ:

    STT

    Tên ngành

    Mã ngành

    01

    Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

    Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

    4663

    02

     

     

     

    - Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.

    Ví dụ:

    STT

    Tên ngành

    Mã ngành

    01

    Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

    Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.

    6810

    02

     

     

     

    - Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật đó.

    Ví dụ:

    STT

    Tên ngành

    Mã ngành

    01

    Hoạt động viễn thông khác

    Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

    6190

    02

     

     

    - Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Đồng thời, thông báo cho Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

    5. Điều kiện áp dụng với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

    Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là một trong các nội dung quan trọng được đề cập tại Luật Đầu tư 2020. Theo đó, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

     
    1090 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591196   20/09/2022

    Điều kiện thành lập công ty cổ phần

    Cảm ơn chia sẻ bổ ích của bạn. Mình xin bổ sung thêm khi muốn thành lập công ty cổ phần cần chú ý đến đối tượng thành lập.

    Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    …”

    Do đó, các đối tượng khi muốn thành lập công ty cổ phần nói riêng hoặc các doanh nghiệp nói chung cần chú ý đến quy định về đối tượng như trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Bichhien1981 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/09/2022)
  • #591222   21/09/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Điều kiện thành lập công ty cổ phần

    Cảm ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ, mình bổ sung như sau: Nhược điểm của công ty cổ phần: Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn, cổ đông mua cổ phần của công ty sẽ không có tên trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp mà chỉ được ghi nhận tại hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp. Một số ngành nghề đặc biệt không được đăng ký loại hình công ty cổ phần như: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, luật,…

     

     
    Báo quản trị |