Bà T có nợ em một số tiền, em đã tiến hành khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bà T và ông M (liên đới trả nợ) .Em có đầy đủ chứng cứ và khi khởi kiện, có yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời : Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ liên quan và đã được Tòa án chấp nhận và ra quyết định áp dụng BPKCTT với 1 tài sản là thửa đất do bà T, ông M cùng đứng tên GCNQ sử dụng đất. Tuy nhiên trong quá trình chờ tiến trình giải quyết vụ án (đang chờ hòa giải lần 1 tại trung tâm hòa giải) thì người thân của ông M, bà T đã thỏa thuận với nhau để tìm cách trốn tránh trả nợ. Cụ thể như sau: chị và cháu ông M đã thỏa thuận lập với nhau các giấy vay nợ. Sau đó kiện tại Tòa án và buff án thần tốc bằng biện pháp hòa giải thành => Tòa ra quyết định thuận tình hòa giải: quyết định nêu ông M trả chị 1ty500, bà T trả cháu 1ty. Dẫn đến họ có quyết định THA trước bên em. Nhằm mục đích đè tỉ lệ khi em được thi hành án gây bất lợi cho em khi THA và đưa các tài sản do ông M, bà T đang nắm giữ về phía gia đình họ bằng con đường THA ( thỏa thuận cấn trừ tài sản để THA).
1. Tài sản mà em đã phong tỏa có bị kê biên để THA hai bản án trên không?
2. Trong trường hợp họ chờ em thi hành án để nhảy vô chi tỉ lệ với em được không? ( Tỉ lệ của em sau khi gọp chung THA nhỏ dưới 10%)
3. Nếu em chọn hướng "ngâm" THA thì bên họ hoặc Cơ quan THA có quyền chủ động yêu cầu em thi hành án (để ép em THA chung với hai bản án kia) hay phải đợi đơn y/c THA của em. Tại em không lạ gì vấn đề buff án và THA.
4. Em phải làm thế nào trong tình huống như thế này để bảo vệ quyền lợi của mình?
Em rất mong nhận được giải đáp và tư vấn. Em cảm ơn