Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #472975 30/10/2017

    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

    1- Các trường hợp bị tai nạn lao động (TNLĐ):

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động được được xem là bị tai nạn lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    - Người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ));

    - Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);

    - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

    2- Các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp (BNN):

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động được được xem là bị bệnh nghề nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây

    - Người lao động bị bệnh thuộc Danh mục BNN khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

    - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

    3- Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

    a/ Trợ cấp một lần: 

    - Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

    b/ Trợ cấp hàng tháng: 

    - Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ  31% trở lên.

    c/ Trợ cấp phục vụ:

    - Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

     
    1965 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472978   30/10/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

    Tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được giải quyết trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp phục vụ.

    Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ được tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH. Trong đó:

    a/ Mức trợ cấp 1 lần cụ thể như sau:

    Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được trợ cấp một lần. Mức trợ cấp 1 lần cụ thể như sau:

    - Tính theo tỷ lệ thương tật:

    + Người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.

    + Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

    - Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

    b/ Mức trợ cấp hàng tháng cụ thể như sau:

    Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ  31% đến dưới 81% thì được trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng cụ thể như sau:

    - Tính theo tỷ lệ thương tật: 

    + Người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.

    + Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2%  tháng lương tối thiểu chung.

    - Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

    * Lưu ý: Người được hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng nghỉ việc được hưởng BHYT do quỹ BHXH đảm bảo.

    c/ Mức trợ cấp phục vụ cụ thể như sau:

    Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần thì đực trợ cấp phục vụ. Mức trợ cấp phục vụ cụ thể như sau:

    - Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.           

     d/ Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    - Người lao động đang làm việc bị chết do bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

    đ/ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

    - Người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

     
    Báo quản trị |