"Điều kiện" của di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #304864 03/01/2014

    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    "Điều kiện" của di chúc

    Xuất phát bài viết của longquochan tại đây, mình lập topic này để trao đổi về chủ đề "điều kiện" của di chúc.

    Trường hợp thường thấy là người lập di chúc có nêu: "A được hưởng x di sản và phải chăm sóc B trong thời gian..." hoặc "A phải xyz thì mới được hưởng di sản"

           Chủ topic xin mạo phép bàn về việc "điều kiện" trong di chúc.

    BLDS hiện ko có quy định về "điều kiện" này, chỉ có quy định về nghĩa vụ do người chết để lại.

    Thể hiện ở:

    + Điều 648, người lập di chúc có quyền: 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

    + Điều 637 cũng có nhắc đến nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Theo chủ topic, nếu trong di chúc người để lại di chúc yêu cầu "điều kiện" cho người hưởng. Chia làm 2 trường hợp như sau:

    TH1: Nếu A hoàn thành việc  xyz  trước thì mới được hưởng di sản.

    TH2: Nếu A nhận di sản thì phải làm việc xyz

    (ko nhắc đến các trường hợp đương nhiên được hưởng theo quy định của pháp luật)

     

    Xuất phát từ:

    + Quyền thừa kế là quyền của cá nhân, tuy nhiên quyền này còn phụ thuộc ý chí của người để lại di chúc

    + Khi chia tài sản theo di chúc thì "Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc" (Điều 848) , tức là sẽ tôn trọng tối đa ý chí của người lập di chúc (nếu có thể).

     

    Kết hợp với vài quy định nữa thì quan điểm của mình với 2 trường hợp trên như sau:

    TH1: Về bản chất, thừa kế là 1 loại giao dịch dân sự đơn phương. Tuy khoản 1 Điều 125 đúng như bạn nói, dường như chỉ áp dụng cho hợp đồng dân sự ( vì có từ "thỏa thuận"). Tuy nhiên, ta có thể áp dụng tương tự quy định pháp luật (Điều 3 BLDS) quy định này và quy định tặng cho có điều kiện tại Điều 470. => Chỉ được hưởng di sản nếu thực hiện nghĩa vụ

    TH2: Áp dụng hai quy định mình đã nêu ở trên (637, 648, 684) => Khi nhận di sản bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Về trường hợp này Luật chỉ quy định tại Điều 637 là cụ thể với phần nghĩa vụ tài sản; với nghĩa vụ phi tài sản tuy ko có điều luật cụ thể, nhưng căn cứ vào quyền của ng để lại di chúc (4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế) thì người nhận di sản cũng bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ phi tài sản. Nếu ko các đồng thừa kế có thể khởi kiện dân sự.

    Kính mời các thành viên DL vào trao đổi để có thể hiểu đúng hơn về vấn đề này!!

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 03/01/2014 06:35:05 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    8850 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449623   16/03/2017

    Gagagirl
    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    Cho em hỏi là mình thảo luận dựa trên quy định của BLDS 2005 đã hết hiệu lực ạ?

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    Báo quản trị |