Điều khoản chấm dứt HĐLĐ của CẦU THỦ CHUYÊN NGHIỆP khác gì so với ở HĐLĐ thông thường?

Chủ đề   RSS   
  • #570172 10/04/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Điều khoản chấm dứt HĐLĐ của CẦU THỦ CHUYÊN NGHIỆP khác gì so với ở HĐLĐ thông thường?

    HĐLĐ của cầu thủ chuyên nghiệp - Minh họa

    Gần đây, vụ việc một số cầu thủ của câu lạc bộ bóng đá Than Quảng Ninh bị đội bóng chủ quản nợ lương với tổng số tiền lên đến 90 tỷ đồng làm nhiều người không khỏi bất ngờ. Với những người lao động bình thường như chúng ta, chỉ cần một vài tháng không có thu nhập đã là nỗi khổ rất lớn, trong khi có cầu thủ bị nợ lương đến 8 tháng! Liệu hợp đồng lao động của các cầu thủ này có khác gì với chúng ta hay không, nhất là đối với điều khoản chấm dứt HĐ?

    Trong quá trình tìm hiểu, mình đã tìm được một văn bản hợp đồng mẫu được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ban hành, trong đó tại Điều 5 có nội dung về Chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    (1) Hợp đồng đương nhiên chấm dứt khi:

    - Thời hạn của hợp đồng đã hết mà không có gia hạn

    - Hai bên thoả thuận tại thời điểm chấm dứt hợp đồng trước khi hợp đồng hết han.

    - Cầu thủ bị phạt tù giam hoặc bị cơ quan có thẩm quyền tước quyền hành nghề cầu thủ

    - Cầu thủ chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án

    (2) Chấm dứt vì lý do bất khả kháng, lý do chính đáng

    - Trong những trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật và Quy chế bóng đá chuyên nghiệp, hai bên đều có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước ngày hết hạn mà không phải bồi thường với điều kiện cả hai bên phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ và trách nhiệm cho tới khi chấm dứt hợp đồng.

    (3) Đơn phương chấm dứt hợp đồng

    3.1. Cầu thủ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo Điều 37 Bộ luật Lao động. Trong các trường hợp khác, nếu Cầu thủ muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước bằng văn bản cho Câu lạc bộ.......ngày và bồi thường cho Câu lạc bộ... (theo mức cố định hoặc tỷ lệ thuận với thời gian thông báo trước, căn cứ vào thời hạn còn lại của hợp đồng).

    3.2. Câu lạc bộ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với Cầu thủ theo Điều 17, Điều 31, Điều 38 Bộ luật Lao động và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với cầu thủ theo Điều 39 Bộ luật Lao động. Trong các trường hợp khác, nếu Câu lạc bộ muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước bằng văn bản cho Cầu thủ......ngày và bồi thường cho Cầu thủ......... (theo mức cố định hoặc tỷ lệ thuận với thời gian thông báo trước, căn cứ vào thời hạn còn lại của hợp đồng).

    (Thời điểm ban hành mẫu văn bản này là năm 2010, tức sử dụng Bộ luật Lao động 1994)

    Như vậy có thể thấy các căn cứ này cũng tương tự như đối với tất cả NLĐ thông thường, chỉ khác rằng họ có thể căn cứ thêm vào Quy chế bóng đá chuyên nghiệp đã được VFF ban hành!

    Đương nhiên với bất kỳ hợp đồng lao động nào, chúng ta cũng cần căn cứ vào Bộ luật lao động đang có hiệu lực (hiện nay là BLLĐ 2019). Theo quy định của Bộ luật này, trường hợp người sử dụng lao động không trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, người lao động hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và khởi kiện tại Tòa án (Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019).

    Chính vì lẽ trên, thiết nghĩ một trong những cách tốt nhất để giúp các cầu thủ Than Quảng Ninh gây sức ép lên CLB chủ quản vào lúc này là nộp đơn xin nghỉ việc!

    Xem file mẫu Hợp đồng lao động của Cầu thủ chuyên nghiệp do VFF ban hành tại file dưới đây.

    Cập nhật bởi jacktran159 ngày 10/04/2021 04:13:06 CH
     
    1621 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận