Điều chỉnh tiền lương khoán khi thay đổi mức lương tối thiểu vùng

Chủ đề   RSS   
  • #550911 30/06/2020

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Điều chỉnh tiền lương khoán khi thay đổi mức lương tối thiểu vùng

    Mọi người cho mình hỏi vấn đề là Công ty A trả lương khoán cho người lao động. Trên HĐLĐ có thỏa thuận mức lương thời gian để tham gia BHXH và tính các chế độ liên quan. Tháng 5/2020, Công ty điều chỉnh thang bảng lương theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP (Tiền lương trước đó theo Nghị định 157). Đối với lao động trả lương khoán có 2 luồng ý kiến:
     
    1. Cho truy lĩnh số tiền chênh lệch của các tháng trong năm 2020 chưa áp dụng Nghị định 90 (chênh lệch từ tháng 1 đến 5/2020) không quan tâm đến tiền lương khoán thực hưởng.
     
    2. Không cho truy lĩnh số tiền chênh lệch do thực tế tiền lương khoán đã cao hơn tiền lương được điều chỉnh trên thang bảng lương.
     
    --> Quan điểm của riêng mình thì trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận thì mức lương tối thiểu vùng sẽ là mức thấp nhất cho phép. Tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP có nêu:
     
    Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
     
    ...
     
    3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
     
    a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
     
    b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
     
    Theo đó, khi xây dựng thang bảng lương thì đơn vị phải xây dựng dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo Khoản 3 nêu trên đối với mức lương thấp nhất. Việc đến tháng 5/2020 thì đơn vị mới điều chỉnh thang, bảng lương. Mà Nghị định 90/2019/NĐ-CP lại có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, do đó, nếu thang bảng lương của đơn vị trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến thời điểm điều chỉnh thang bảng lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 90 thì đơn vị đang thực hiện sai. Do đó, người lao động có quyền được phép nhận phần chênh lệch thấp hơn lương tối thiểu vùng. Trường hợp thang bảng lương trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến thời điểm điều chỉnh thang bảng lương đã đáp ứng quy định mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì đơn vị không sai và không cần phải trả phần chênh lệch sau khi xây dựng lại thang, bảng lương.
     
    2053 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    kuri_yt_294112@yahoo.com.vn (30/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550945   30/06/2020

    Ở đây tiền lương khoán về bản chất chỉ là cách trả lương khi làm việc mà thôi. Còn thực tế nó vẫn là Hợp đồng lao động. Lúc này, nội dung về tiền lương phải được trả căn cứ theo thang, bảng lương mà đơn vị đã đăng ký. Việc thang, bảng lương trả cho người lao động của đơn vị đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng thì không có quy định nào bắt buộc phải điều chỉnh cả.

     
    Báo quản trị |