Em nghĩ thế , Đó là quy định mở không phải là quy định mang tính chất dự phòng ,nhưng Cúng phải quy định rõ hơn nữa bởi vì trên thực tế, có những DN không biết cụ thể hoá nội dung này trong nội quy lao động như thế nào, đành ghi lại nguyên văn và áp dụng tuỳ tiện, thậm chí sử dụng nó như một công cụ để giải quyết mâu thuẫn nội bộ làm cho quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ càng thêm phức tạp. Có DN lại quy định trong nội quy lao động một số hành vi như: Tố cáo sai sự thật… (có đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định). Khi áp dụng để sa thải, NLĐ không đồng tình, khởi kiện ra toà.
Tại các toà án quan điểm giải quyết của các toà án cũng khác nhau. Có toà án cho rằng, NLĐ có hành vi tố cáo sai sự thật đã vi phạm nội quy lao động, NSDLĐ xử lý kỷ luật sa thải là đúng, bác đơn khởi kiện của NLĐ. Có toà án cho rằng, tố cáo không thuộc quan hệ lao động, không phải là hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Từ đó, chấp nhận khởi kiện của NLĐ, buộc NSDLĐ phải nhận lại NLĐ vào làm việc.
Còn đối với quy định về mức thiệt hại được coi là nghiêm trọng trong nội quy lao động của các DN cũng khác nhau như: Có DN quy định năm triệu đồng, có DN quy định mười triệu đồng. Chính vì vậy, cùng một mức thiệt hại, nhưng ở DN khác nhau thì chịu hình thức kỷ luật khác nhau, thiếu tính thống nhất.
Mới đay điều 143 dự thảo BLLĐ (sửa đổi), tuy có bổ sung hành vi đánh bạc, hành hung gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi DN, tiết lộ bí mật sở hữu trí tuệ của DN, nhưng vẫn chưa cụ thể hoá về "có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của DN".
Vì vậy nên theo em thì điều này quy định chưa rõ ràng cho lắm Và nên có những quy định rõ ràng dễ áp dụng hơn và thống nhất hơn.
Betoan1989@yahoo.com
*Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.