Theo quy định tại điều 635 BLDS:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều luật đã rất rõ ràng (về mặt lý thuyết) là “Thai” phải được hình thành vào trước thời điểm người để lại di sản chết.
Xét trong quan hệ sinh học: Khi nào thành thai?
- Mang thai tự nhiên.
- Thụ tinh nhân tạo.
Trường hợp mang thai tự nhiên thì có lẽ các bạn nên tìm hiểu thì sẽ biết rõ hơn.
Trường hợp Thụ tinh nhận tạo:
- Trước khi xét nghiệm để thụ tinh nhân tạo thì cả vợ và chồng phải cam kết bằng văn bản với cơ sở y tế.
- Phải trải qua rất nhiều quy trình xét nghiệm người vợ và chồng để rồi lấy trừng và tinh trình để ghép phôi. Mất rất nhiều thời gian và tiền của.
- Tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Điều luật này bảo vệ người mẹ và đứa bé đang mang thai trong bụng khi:
- Chứng minh được dấu hiệu cho sự tồn tại của đứa bé trong tương lai: kết quả xét nghiệm, khai nhận của người mẹ, văn bản, chứng từ cơ sở ý tế trong trường hợp thụ tinh nhân tạo…..
- Chứng minh được sự tồn tại của đứa bé là kết quả của người để lại di sản và vợ của anh ta trước khi anh ta chết.
- Khi đứa bé sinh ra phải sống được quá 24h.
- Dấu hiệu cho sự tồn tại của đứa bé này phải được hình thành trước khi người để lại di sản chết.
Mở rộng hơn nữa về vấn đề về thụ tinh nhân tạo:
A, B là vợ chồng, C là người hiến tinh trùng cho ngân hàng tinh trùng, D là người hiến noãn.
Trường hợp thụ tinh nhận tạo mà khi con sinh ra được A và B công nhận là con của mình
- Tinh trùng của A + Trứng của Bà phôi: môi trường nôi dưỡng là B.
- Tinh trùng của A + Trứng của Dà phôi: môi trường nôi dưỡng là B.
- Tinh trùng của C + Trứng của Bà phôi: môi trường nôi dưỡng là B.
(Môi trường nuôi dưỡng là B bởi vì trên thực tế có nghề để thuê)
Về ví dụ A bị tai nạn, sau đó lấy tinh trùng của A để cấy ghép, thụ tinh nhận tạo thì, mình nghĩ là các bạn nên xem xét nó thực tế một chút. Bởi đó là cả một quá trình.
Mình có 1 kiến nghị: Do cơ địa của mỗi người phụ nữa khác nhau nên thời điểm thành thai khác nhau: có người rất nhanh sau khi quan hệ, cũng có người mất vài hôm, có khi tuần mới có dấu hiệu có thai. Điều quan trọng là thai được hình thành khi nào?
Vì thế mà Điều 635 sử dụng “thành thai trước” là chưa chính xác.
Ví dụ: A, B làvợ chồng. Ngày 1/1/ 2012 quan hệ với nhau (không dùng biện pháp bảo vệ). Ngày 2/1/2012 A chết. Ngày 7/1/2012 thì B mới thấy có những dấu hiệu bất thường trong sinh lý (cho rằng đây là dấu hiệu có thai).
- A chết không để lại di chúc:
Trong khi đó, tài sản của A gồm có tài sản chung với B, tài sản riêng của A đã làm thủ tục và chia cho hàng thừa kế thứ 1 là B và cha, mẹ A. Khi đó, xuất hiện biến cố là đứa bé thành thai. Việc thừa kế sẽ rắc rối hơn.
Mất thời gian, tiền bạc vào thủ tục.
- A chết để lại di chúc: Để lại 1 khối tài sản cho con của mình khi sinh ra.
Nếu đứa bé sinh ra, thỏa mãn các điều kiện thì nó được hưởng di sản của A theo di chúc, còn không thì di chúc sẽ bị vô hiệu 1 phần: về khối tài sản cho con, phần di sản này được chia theo pháp luật.
Nhưng nếu A và B mong muốn có con, đã đến cơ sở ý tế để làm các thủ tục để được thực hiện các quy trình thụ tinh nhân tạo, đã có cam kết bằng văn bản. Trước khi nhận kết quả có thành thai khoảng vài tiếng thì A chết. Kết quả báo rằng ca cấy ghép phôi thành công. Mình nghĩ trường hợp này nằm ngoài quy định của điều 635. Mà theo mình thì trường hợp này vẫn được xét đến khi xét hàng thừa kế mặc dù thai hình thành sau khi người để lại di sản chết.
Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải
Điện thoại: 0962976053