Điều 635 Bộ Luật dân sự 2005 có lỗi thời hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #206397 09/08/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Điều 635 Bộ Luật dân sự 2005 có lỗi thời hay không?

    Theo quy định tại điều 635 Bộ luật dân sự 2005 thì "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết".

    Thoạt nghe có vẻ quy định này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học hiện nay thì điều này không còn phù hợp nữa. Ví dụ: A và B là hai vợ chồng, vì lý do sức khỏe nên hai người không thể có con theo cách tự nhiên. Bởi vậy, vợ chồng A nhờ đến sự phát triển của khoa học - đó là thụ tinh nhân tạo. Ngày 14/2/2012 A đi đến bệnh viện để Bác sĩ lấy tinh trùng, sau đó A đi về, không may trên đường về nhà thì A bị tai nạn và chết. Mẫu tinh trùng của A được Bác sĩ sử dụng thụ tinh nhân tạo thành công sau đó, và Z là con chung của A và B. Vậy Z có được hưởng thừa kế từ A (cha mình) hay không?

    Rõ ràng Z là con A, nhưng Z được thành thai sau ngày A chết. Theo câu chữ của pháp luật hiện hành thì Z không được nhận thừa kế từ A. Vậy quy định tại điều 635 Bộ luật dân sự 2005 đã lỗi thời?

    Rất mong CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT chúng ta thảo luận vấn đề này để đưa ra đáp án hoàn mỹ nhất nhé!

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 10/08/2012 09:40:36 CH Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 10/08/2012 08:50:26 SA
     
    16428 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #206415   10/08/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Tôi cho rằng điều 635 không lỗi thời.

    Căn cứ theo nghị định 70/2001/NĐ-CP thì "Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người."

    Nếu căn cứ theo nghị định trên thì hoàn toàn có thể xác định được trường hợp nào được coi là "đã thành thai", trường hợp nào thì không.

     
    Báo quản trị |  
  • #206435   10/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    phamthanhhuu viết:

    Theo quy định tại điều 635 Bộ luật dân sự 2005 thì "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết".

    Riêng em thì nghĩ do hạn chế của nhà làm luật, đó là không bao quát được toàn bộ các vấn đề, nên chỉ quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi của các đồng thừa kế khác trừ mẹ đứa bé và đứa bé được sinh ra.

    Ví dụ ông A chết đi (có để lại mẫu tinh trùng) di sản có 600, ngoài mẹ đứa bé còn 2 đồng thừa kế khác nữa, và như thế mỗi người được chia 200tr. Nhà làm luật dự tính nếu mẹ đứa bé "cố tình" thụ tinh nhân tạo để có thêm 1 (hoặc nhiều) đồng thừa kế nữa vậy thì số di sản / phần của những đồng thừa kế kia đương nhiên bị giảm đi, còn của người mẹ thì có thể hiểu là tăng lên (vì giám hộ đương nhiên)

    Tuy nhiên có lẽ nhà làm luật không dự tính được trường hợp người con được thụ tinh nhân tạo sinh ra sau này là do sự chấp nhận của người cha đã khuất trước đó.

    Ví dụ như anh A và chị B kết hôn nhưng chưa có con, anh A bị tai nạn chết, trước khi chết anh có để lại di nguyện là muốn có 1 đứa con với chị B, chị B làm thủ tục lưu giữ tinh trùng của anh này lại, nhưng do điều kiện khách quan chưa thể thụ tinh ngay mà phải đợi khá lâu sau mới làm thì tất nhiên đứa con này phải được hưởng 1 phần di sản mà anh này để lại.

    [/quote]

    Vì thế điều khoản này nên được sửa theo hướng:

    "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước hoặc thành thai sau có sự chấp thuận khi người để lại di sản chết"

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    thohmd (30/08/2016)
  • #206444   10/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Vấn đề này là ví dụ cụ thể của luật không bao giờ theo kịp thay đổi của cuộc sống. Tương tự vấn đề mang thai hộ.

    Theo mình nghĩ nếu việc đó trở thành phổ biến (ở thế kỷ ???) và là đòi hỏi cấp bách của cuộc sống thì nhà làm luật hoàn toàn có thể đưa vào luật.

    Cũng như vấn đề sinh sản vô tính, biết đâu sau này một người không muốn để tài sản lại cho con, cháu mà muốn để lại tài sản cho chính "mình" thì sao. :))

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #206480   10/08/2012

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Pháp luật luôn đi sau thời đại chứ không thể nào "đi tắt đón đầu" được. Do đó những việc "không biết phân xử như thế nào" giống như bạn nói là có rất nhiều trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Nhưng không phải vì thế mà cứ gặp vụ việc nào pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng thì lại la lên rằng nó lỗi thời. Sao không suy nghĩ ngược lại rằng chính con người và các mối quan hệ xã hội đang "di chuyển" quá nhanh so với thời đại ?

    Luật được tạo ra để phục vụ số đông chứ không phải để phục vụ cho 1 vài cá thể, trường hợp riêng biệt. Nếu như mỗi khi có 1 tình huống mới, 1 sự kiện pháp lý chưa được quy định trong luật, ta lại bảo là luật "lỗi thời" thì chắc chẳng có luật nào là "hợp thời" cả đâu.

    Quay về tình huống bạn nêu ra:

    Ngày 14/2/2012 A đi đến bệnh viện để Bác sĩ lấy tinh trùng, sau đó A đi về, không may trên đường về nhà thì A bị tai nạn và chết. Mẫu tinh trùng của A được Bác sĩ sử dụng thụ tinh nhân tạo thành công sau đó.

     Nếu sắp xếp như câu chữ bạn nêu ra thì A đã chết trước khi bác sĩ thực hiện việc thụ tinh, vậy căn cứ nào để chắc chắn rằng A vẫn muốn thực hiện việc thụ tinh nhân tạo với vợ của mình ? Vậy nếu bác sĩ tiếp tục thực hiện việc thụ tinh - tức là đã có hành vi tác động tới nhân thân của A, một người đã chết - khi chưa có sự đồng ý của A thì hành vi này có đúng pháp luật hay không ? Có phải là bác sĩ đã gán cho người chết (A) một nghĩa vụ (nghĩa vụ cha-con với Z) khi không có sự đồng ý của người chết hay không ? Nếu vậy, A có bị buộc phải nhận nghĩa vụ này không ? Hình như là không ! Và nếu A không có phải nhận nghĩa vụ này, thì việc Z không được nhận thừa kế có gì là sai ?

    Về ý kiến của mod boyluat

    "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước hoặc thành thai sau có sự chấp thuận khi người để lại di sản chết"

    Mình vẫn chưa hiểu ý của bạn nói là gì. Có phải ý của bạn là: thành thai sau khi người để lại di sản chết nhưng đã có sự đồng ý của người để lại di sản về việc thụ tinh-thành thai trước khi người đó chết ? Vậy quay lại câu hỏi như ở trên, làm sao bạn chắc rằng người này không thay đổi ý kiến cho đến trước khi không thể thay đổi được nữa về việc thụ tinh này (ta đang nói tới việc thụ tinh nhân tạo)?

    Cập nhật bởi vuhien001 ngày 10/08/2012 01:47:48 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #206491   10/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    vuhien001 viết:

    Về ý kiến của mod boyluat

    "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước hoặc thành thai sau có sự chấp thuận khi người để lại di sản chết"

    Mình vẫn chưa hiểu ý của bạn nói là gì. Có phải ý của bạn là: thành thai sau khi người để lại di sản chết nhưng đã có sự đồng ý của người để lại di sản về việc thụ tinh-thành thai trước khi người đó chết ? Vậy quay lại câu hỏi như ở trên, làm sao bạn chắc rằng người này không thay đổi ý kiến cho đến trước khi không thể thay đổi được nữa về việc thụ tinh này (ta đang nói tới việc thụ tinh nhân tạo)?

    Bạn hiểu đúng ý mình rồi đấy. Mình đang nói vấn đề tổng quát của điều luật này, chứ không riêng gì cho ví dụ của chủ topic.

    Còn về câu hỏi đặt ra của bạn, thì xử lý cũng đơn giản thôi, toàn bộ các quy định điều chỉnh vấn đề này áp dụng tương tự như di chúc là được. Một người đang sống có quyền để lại di chúc của mình và sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nó khi người đó vẫn còn sống mà. Nếu đang sống mà người này thay đổi ý kiến thì xử lý tương tự như sửa đổi bổ sung hay hủy bỏ di chúc thôi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #206505   10/08/2012

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Vđề mình hỏi là làm sao xác định được là người đó không thay ổi ý kiến? Vì theo mình biết trước mỗi lần thực hiện việc thụ tinh (đưa tinh trùng vào cơ thể người nữ) thì đều cần có sự có mặt và đồng ý (kí tên) của cả hai vợ chồng. Vậy bây giờ trong trường hợp của A, sau khi A chết bác sĩ mới thực hiện việc thụ tinh nhân tạo cho vợ A (không có chữ kí của A) vậy việc này sẽ xử như thế nào:

    1. A chưa kí tên > A chưa đồng ý > không đồng ý?
    2. A không có ý kiến về sự thay đổi > A đồng ý việc thụ tinh nhân tạo của bác sĩ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #206590   10/08/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Mình cảm ơn các bạn đã có những chia sẽ bổ ích. Tuy nhiên, mình có một ý này để chúng ta đi vào trọng tâm của câu chuyện nhé! Giả sử A đã viết 1 bản di chúc từ trước đó và tuyên bố rằng toàn bộ tài sản của mình sẽ được để thừa kế lại cho con chung đầu lòng của A và B. Và việc A đến bệnh viện để Bác sĩ lấy tinh trùng, thì ta có thể chắc chắn 1 điều A đồng ý để bác sĩ thụ tinh nhân tạo rồi.

    Vậy Z có được hưởng thừa kế từ A hay không?

    Trân trọng cảm ơn! 

     
    Báo quản trị |  
  • #206609   11/08/2012

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    phamthanhhuu viết:

    Mình cảm ơn các bạn đã có những chia sẽ bổ ích. Tuy nhiên, mình có một ý này để chúng ta đi vào trọng tâm của câu chuyện nhé! Giả sử A đã viết 1 bản di chúc từ trước đó và tuyên bố rằng toàn bộ tài sản của mình sẽ được để thừa kế lại cho con chung đầu lòng của A và B. Và việc A đến bệnh viện để Bác sĩ lấy tinh trùng, thì ta có thể chắc chắn 1 điều A đồng ý để bác sĩ thụ tinh nhân tạo rồi.

    Vậy Z có được hưởng thừa kế từ A hay không?

    Trân trọng cảm ơn! 

     

    Dòng bôi đen và gạch dưới của bạn đã sai về mặt lý luận rồi. Lập lại câu hỏi như ở trên: Làm sao bạn biết rằng A không thay đổi ý kiến về việc thụ tinh cho đến khi không thể thay đổi được nữa. Lập lại 1 lần nữa cụ thể tình huống trong việc thụ tinh nhân tạo:

    Mỗi lần đưa tinh trùng vào cơ thể người nữa (thực hiện việc thụ tinh nhân tạo) đều cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Trường hợp A đã chết, sau đó bác sĩ mới thực hiện việc thụ tinh nhân tạo và thành công, vậy thì làm sao bạn xác định được rằng A không thay đổi ý kiến trước khi bác sĩ thực hiện ? Và trong trường hợp không xác định này, vậy thì phải giải thích như thế nào :

    Chưa kí tên > chưa đồng ý > không đồng ý.

    Chưa phản đối > không phản đối > đồng ý ?

    Nếu điều này mà chưa xác định được thì quyền thừa kế cùa Z không cần phải nhắc đến.

     
    Báo quản trị |  
  • #206647   11/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình ko rõ chuyện thủ tục này lắm, nhưng về nguyên tắc thì sự chấp thuận của cả 2 bên ở đây phải được hiểu sao cho có lợi cho người thực hiện hành vi.

    Cụ thể sự chấp thuận ở đây có thể được thực hiện bằng sự có mặt và tham gia trực tiếp hành vi mà không có sự cưỡng ép hay bắt buộc, hoặc có thể được thực hiện bằng lời nói, văn bản hay các phương tiện khác do tình trạng khách quan không thể tham gia trực tiếp.

    Dễ hiểu việc anh này trước khi chết, muốn có con mà không kịp đến cơ quan thụ tinh nhân tạo để làm thủ tục mà để lại di nguyện như vậy thì đấy là sự chấp thuận của anh này rồi. Theo như bạn nói việc Việt Nam không làm nếu ko có mặt cả 2 bên thì chưa chắc các nước phương Tây đã không làm điều này. Họ luôn tôn trọng ý chí của các bên chứ không tôn trọng trình tự thủ tục lằng nhằng như vậy. Mình đã đọc khá nhiều bài báo nói về chuyện chồng chết lâu rồi vợ vẫn thụ tinh = chính tinh trùng của chồng ở các nước phương Tây. Và dù không làm được ở Việt Nam thì sang các nước này để thực hiện (nếu muốn) không phải là việc không thể thực hiện được.

    Còn nói như chuyện thay đổi phản đối hay đồng ý như bạn, thì nó có vẻ hơi khiên cưỡng. Nếu công nhận lập luận của bạn, thì toàn bộ các quy định của Việt Nam hay bất kỳ một nước nào khác trên thế giới về vấn đề thừa kế theo di chúc coi như không có giá trị.

    Phải hiểu rằng ý chí hợp pháp cuối cùng của người để lại di chúc đương nhiên là cơ sở để thực hiện các hành vi pháp lý tiếp theo. Sẽ là đương nhiên nếu A có một ý chí hợp pháp, và trước khi A chết chưa có thay đổi gì về ý chí này sẽ là không có thay đổi gì và được hiểu là đồng ý với sự lựa chọn trước đó. Chứ không thể đặt nghi vấn như bạn để rồi kết luận là chưa xác định => không có giá trị được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #206801   12/08/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Mọi người nghĩ sẽ có bao nhiêu % người dân Việt Nam đồng ý sửa đổi điều Luật này cho phù hợp với thực tiễn đây?

     
    Báo quản trị |  
  • #206871   13/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


     

    Theo quy định tại điều 635 BLDS:

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Điều luật đã rất rõ ràng (về mặt lý thuyết) là “Thai” phải được hình thành vào trước thời điểm người để lại di sản chết.

    Xét trong quan hệ sinh học: Khi nào thành thai?

    -         Mang thai tự nhiên.

    -         Thụ tinh nhân tạo.

    Trường hợp mang thai tự nhiên thì có lẽ các bạn nên tìm hiểu thì sẽ biết rõ hơn.

    Trường hợp Thụ tinh nhận tạo:

    -         Trước khi xét nghiệm để thụ tinh nhân tạo thì cả vợ và chồng phải cam kết bằng văn bản với cơ sở y tế.

    -         Phải trải qua rất nhiều quy trình xét nghiệm người vợ và chồng để rồi lấy trừng và tinh trình để ghép phôi. Mất rất nhiều thời gian và tiền của.

    -         Tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Điều luật này bảo vệ người mẹ và đứa bé đang mang thai trong bụng khi:

    -         Chứng minh được dấu hiệu cho sự tồn tại của đứa bé trong tương lai: kết quả xét nghiệm, khai nhận của người mẹ, văn bản, chứng từ cơ sở ý tế trong trường hợp thụ tinh nhân tạo…..

    -         Chứng minh được sự tồn tại của đứa bé là kết quả của người để lại di sản và vợ của anh ta trước khi anh ta chết.

    -         Khi đứa bé sinh ra phải sống được quá 24h.

    -         Dấu hiệu cho sự tồn tại của đứa bé này phải được hình thành trước khi người để lại di sản chết.

    Mở rộng hơn nữa về vấn đề về thụ tinh nhân tạo:

    A, B là vợ chồng, C là người hiến tinh trùng cho ngân hàng tinh trùng, D là người hiến noãn.

    Trường hợp thụ tinh nhận tạo mà khi con sinh ra được A và B công nhận là con của mình

    -         Tinh trùng của A + Trứng của Bà phôi: môi trường nôi dưỡng là B.

    -         Tinh trùng của A + Trứng của Dà phôi: môi trường nôi dưỡng là B.

    -         Tinh trùng của C + Trứng của Bà phôi: môi trường nôi dưỡng là B.

    (Môi trường nuôi dưỡng là B bởi vì trên thực tế có nghề để thuê)

    Về ví dụ A bị tai nạn, sau đó lấy tinh trùng của A để cấy ghép, thụ tinh nhận tạo thì, mình nghĩ là các bạn nên xem xét nó thực tế một chút. Bởi đó là cả một quá trình.

    Mình có 1 kiến nghị: Do cơ địa của mỗi người phụ nữa khác nhau nên thời điểm thành thai khác nhau: có người rất nhanh sau khi quan hệ, cũng có người mất vài hôm, có khi tuần mới có dấu hiệu có thai. Điều quan trọng là thai được hình thành khi nào?

    Vì thế mà Điều 635 sử dụng “thành thai trước” là chưa chính xác.

    Ví dụ: A, B làvợ chồng. Ngày 1/1/ 2012 quan hệ với nhau (không dùng biện pháp bảo vệ). Ngày 2/1/2012 A chết. Ngày 7/1/2012 thì B mới thấy có những dấu hiệu bất thường trong sinh lý (cho rằng đây là dấu hiệu có thai).

    -         A chết không để lại di chúc:

    Trong khi đó, tài sản của A gồm có tài sản chung với B, tài sản riêng của A đã làm thủ tục và chia cho hàng thừa kế thứ 1 là B và cha, mẹ A. Khi đó, xuất hiện biến cố là đứa bé thành thai. Việc thừa kế sẽ rắc rối hơn.

    Mất thời gian, tiền bạc vào thủ tục.

    -         A chết để lại di chúc: Để lại 1 khối tài sản cho con của mình khi sinh ra.

    Nếu đứa bé sinh ra, thỏa mãn các điều kiện thì nó được hưởng di sản của A theo di chúc, còn không thì di chúc sẽ bị vô hiệu 1 phần: về khối tài sản cho con, phần di sản này được chia theo pháp luật.

    Nhưng nếu A và B mong muốn có con, đã đến cơ sở ý tế để làm các thủ tục để được thực hiện các quy trình thụ tinh nhân tạo, đã có cam kết bằng văn bản. Trước khi nhận kết quả có thành thai khoảng vài tiếng thì A chết. Kết quả báo rằng ca cấy ghép phôi thành công. Mình nghĩ trường hợp này nằm ngoài quy định của điều 635. Mà theo mình thì trường hợp này vẫn được xét đến khi xét hàng thừa kế mặc dù thai hình thành sau khi người để lại di sản chết.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #208998   23/08/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Thân chào các bạn!

    Rất cảm ơn ý kiến của mọi người. Ngoài việc bảo vệ quan điểm của mình, thì thành viên Dân Luật cần phải đưa ra giải pháp tối ưu nhất trong điều kiện thực tế. Chúng ta cần phải bảo vệ quyền lợi cho những đứa bé được sinh ra từ việc "THỤ TINH NHÂN TẠO" trong những trường hợp cha hoặc mẹ họ mất chứ (trường hợp ví dụ của tình huống nêu ra chỉ là ví dụ đơn giản, còn trong thực tế còn nhiều trường hợp phức tạp hơn).

    CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT cần phải cùng nhau đưa ra những ý tưởng để tìm ra chân lý, bảo vệ lẽ công bằng chứ!

    Tôi vô cùng cảm ơn nhưng ai đã góp ý, và rất mong muốn mọi người cùng chia sẽ những ý kiến của mình.

     
    Báo quản trị |