Điều 32 Luật TTDS

Chủ đề   RSS   
  • #377133 02/04/2015

    Điều 32 Luật TTDS

    Trường hợp đương sự trong vụ án dân sự có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Trường hợp khong có căn cứ hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của đương sự thì có phải đưa cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan không?

     

     
    2569 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #377144   02/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số 01/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, ngày 06 tháng 01 năm 2014

    Điều 9. Quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt

    1. Ngay sau khi nhận được yêu cầu xem xét hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án phải gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt biết về việc quyết định cá biệt đó bị yêu cầu hủy. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt đó phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

    Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của BLTTDS.

    Do đó, tòa án phải "gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định cá biệt biết về việc quyết định cá biệt đó bị yêu cầu hủy." và cơ quan tổ chức có quyền và nghĩa vụ phải tham gia.

    Trừ trường hợp yêu cầu được đưa ra tại phiên tòa thì tòa án sẽ xem xét nếu không có cơ sở chấp nhận thì quyết định bác luôn cầu, không cần triệu tập cơ quan tổ chức có liên quan. Nếu yêu cầu có cơ sở thì phải hoản để triệu tập người có liên quan.

     Điều 4. Giải quyết yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm

    Tại phiên tòa sơ thẩm đương sự mới yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án xem xét thấy yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự không có cơ sở, thì không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Trường hợp có cơ sở, thì Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 199 BLTTDS để hoãn phiên tòa và đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật đó tham gia tố tụng và giải quyết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    tranvatungtanp (02/04/2015)