Điều 256 - Luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #52022 21/05/2010

    xuannamgl

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 256 - Luật dân sự

    Tôi chưa hiểu điều này mong các bạn giải đáp dùm nha :  Điều 256 - LDS về  Quyền đòi lại tài sản  . Qui định như sau : Chủ sở hữu , người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữa , người sử dụng tài sản , người được lợi về tài sản Không có căn cứ pháp luật  đối với tài sản thuộc quyền sở hưũ hoặc quyền  chiếm hữa hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó  ... ...............
    Ví Dụ :  Nguyên đơn khởi kiện  Đòi lại Tài sản  vì nguyên đơn có Quyền sử dụng đất  năm 2007 . Toà áp dụng điều 256 LDS Buộc bị đơn phải trả lại đất cho nguyên đơn . Bị đơn phản đối lý do :  theo điều 256 LDS  thì đất của Bị đơn là Có căn cứ pháp luật   và đưa ra các giấy tờ về đất đai theo điều 50 LĐĐ 2003 và các biên lai thuế để chứng minh . Như vậy trong trường hợp này  toà áp dụng  điều 256 để buộc bị đơn trả đất cho Nguyên đơn có vi phạm luật tố tụng hay không ? xin các bạn chỉ giáo . xin cám ơn !
     
    31563 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52033   21/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Về quy định kiện đòi tài sản tôi có ý kiến như sau:

    Việc kiện đòi tài sản là việc kiện người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nghĩa là: chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được quyền kiện đòi tài sản từ 3 chủ thể sau:

    1.         Người đang thực tế chiếm hữu tài sản. ví dụ, A bị mất xe, A phát hiện C là chủ cửa hiệu cầm đồ đang chiếm hữu xe của mình. A có quyền kiện C đòi lại xe.

    2.         Người đang thực tế sử dụng tài sản.

    3.         Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật theo điều 599 Bộ Luật dân sự. Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là người hưởng lợi về tài sản mà không có các căn cứ tại điều 183 BLDS.

    Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

    Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

    1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

    2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

    3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

    4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

    5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

    6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

     

    Do đó, trong ví dụ bạn nêu, thì nguyên đơn khởi kiện đòi người đang thực tế chiếm hữu và sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất của mình chứ không phải kiện người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Trong khi Nguyên đơn có quyền sử dụng đất năm 2007, bị đơn có các giấy tờ quy định tại điều 50 Luật Đất đai thì 1 trong hai quyền sử dụng đất này là không có cơ sở. Tòa Án sẽ căn cứ vào tình tiết cụ thể để giải quyết.

    Xin lưu ý với bạn là tờ khai thuế không phải là chứng cứ để chứng minh quyền sử dụng đất. Do biên lai nộp thuế hay tờ khai thuế chỉ có giá trị là người đang thực tế sử dụng đất chứ không nói lên việc có quyền sử dụng đất là có căn cứ.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52071   21/05/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



    Tôi trao đổi với bạn như sau:
    1. ví dụ của bạn đưa ra không sát với điều 256BLDS 2005. bị đơn có các giấy tờ đất theo điều 50 tuy nhiên không thể khẳng định bị đơn là có căn cứ pháp luật. Nếu cả 2 đều có các giấy tờ liên quan thì một trong hai người nói trên là có giấy tờ hợp pháp. nếu Tòa tuyên như vậy thì có thẻ nghĩa rằng bị đơn có các giấy tờ không có giá trị pháp luật
    2. Bạn phải xác định rõ bạn không hiểu điều 256 theo tôi nghĩ do bạn đưa ra một ví dụ rất không phù hợp với điều 256 nên làm bạn rối trí.

    Trân trọng.
    Cập nhật bởi hongoctu ngày 21/05/2010 04:16:04 PM Cập nhật bởi hongoctu ngày 21/05/2010 04:14:24 PM

    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #52077   21/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Các bạn ơi, câu hỏi của #0072bc;">xuannamgl là thế này cơ mà: "Như vậy trong trường hợp này  toà áp dụng  điều 256 để buộc bị đơn trả đất cho Nguyên đơn có vi phạm luật tố tụng hay không ?"

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52114   22/05/2010
    Được đánh dấu trả lời

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Mình chưa đọc các quy định của pháp luật mà bạn đưa ra trong bài viết. Tuy nhiên, mình có ý kiến đóng góp như sau:
    Hình như bạn đang có sự nhầm lẫn giữa luật nội dung và luật hình thức. Luật nội dung ở đây là Bộ Luật Dân sự, còn luật hình thức là Bộ Luật Tố tụng dân sự...

    Tòa án nếu có vi phạm ở đây thì là vi phạm về luật nội dung: nghĩa là đã căn cứ không đúng một điều luật của Bộ luật dân sự để đưa phán quyết... Giải pháp ở đây là kháng cáo đối với bản án (nếu án chưa có hiệu lực pháp luật đang trong thời hạn cho kháng cáo - 15 ngày kể từ ngày tuyên án); làm đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật....

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #52141   23/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Các bạn toàn cứ đưa ra những ý kiến thảo luận ở đâu đâu ấy. Theo tôi các bạn đừng vội bàn về mặt nội dung ở đây là Toà án giải quyết đúng hay sai. Bởi với một vụ án tranh chấp về đất đai, khi có hồ sơ trong tay còn chưa chắc đã đưa ra được phán quyết cho thấu tình đạt lý. Huống chi là với lượng thông tin ít ỏi mà chủ topic đưa ra. Hơn nữa để đưa ra phán quyết buộc bị đơn trả lại đất cho nguyên đơn, có phải Toà án chỉ căn cứ mỗi một điều 256 BLDS thôi đâu, đây chỉ là điều luật quy định về quyền đòi lại tài sản thôi mà. Vấn đề đặt ra ở đây là Toà án áp dụng điều 256 BLDS trong trường hợp trên có vi phạm luật tố tụng hay không?
    Cần phải khẳng định ngay rằng "Không có sự vi phạm tố tụng nào ở đây cả", bởi một lý do hết sức đơn giản như bạn #0072bc;">Khongtheyeuemhon đã đưa ra, đó là sự nhầm lẫn giữa luật hình thức và luật nội dung của bạn #0072bc;">xuannamgl. Để làm rõ hơn vấn đề này, cần hiểu rõ thế nào là "thủ tục tố tụng dân sự" và thế nào là "vi phạm thủ tục tố tụng dân sự"?
    Thủ tục tố tụng dân sự là những biên pháp, cách thức, trình tự, thủ tục... mang tính nguyên tắc được quy định trong BLTTDS mà khi tiến hành giải quyết các vụ, việc dân sự, Toà án phải tuyết đối tuân thủ. Và khi không tuân thủ các nguyên tắc đó có nghĩa là Toà án đã vi phạm thủ tục tố tụng. Ví dụ như: Toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa nguyên đơn và bị đơn, sự thoả thuận đó có ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người tham gia tố tụng khác; Toà án lấy lời khai của đương sự ở ngoài trụ sở Toà án nhưng không có sự xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý đương sự đó...
    Như vậy việc Toà án áp dụng điều 256 BLDS nói trên không liên quan gì đến luật tố tụng dân sự

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52460   28/05/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào cả nhà,

    Thấy mọi người bàn xôm tụ quá, tôi cũng muốn đóng góp 1 ý.

     

    Tôi muốn nhìn nhận vấn đề 1 cách đơn giản. Theo tôi hiểu thì vấn đề của bạn xuannamgl đưa ra gồm 2 vế:

    - Vế thứ nhất (vế chính) hỏi một đoạn về Điều 256 (BLDS) vì chưa thủng (chưa thông).

    - Vế thứ hai (vế phụ) đưa ra ví dụ minh họa cho câu hỏi ở vế chính.

     

    (1) Về vế thứ nhất: Do bạn xuannamgl chỉ trích 1 đoạn của Điều 256 nên cũng không quá khó để trả lời (giải thích). Ngay trong trích đoạn của bạn cho thấy có 2 nhóm chủ thể đối lập là “Chủ sở hữu , người chiếm hữu hợp pháp và người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản Không có căn cứ pháp luật”

     

    Trong BLDS có khá nhiều qui định bảo vệ quyền lợi của người Chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp mà hầu như không có qui định nào bảo vệ quyền lợi cho người người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (trừ trường hợp ngay tình). Cho nên pháp luật dành cho nhóm thứ nhất quyền như vậy.

     

    (2) Về vế thứ hai: Trên cơ sở vế thứ nhất ta có thể đánh giá rõ hơn về “ví dụ”. Nếu bạn cho rằng Tòa vi phạm luật tố tụng (trường hợp này nhiều khả năng là áp dụng pháp luật sai) thì sẽ là vô lý hơn khi Tòa tuyên ngược lại. Hơn nữa tôi cũng đồng ý với bạn BachThanhDC là diễn biến phiên tòa như thế nào mình không biết được. Cũng có trường hợp người có Giấy CNQSDĐ sẽ thua vì giấy được cấp không hợp pháp. Với lại tôi nhớ khi xưa một vị chánh án có phát biểu, án dân sự xử sao cũng được nên khó nói lắm.

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52461   28/05/2010

    xuannamgl
    xuannamgl

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn các bạn đã  cho ý kiến !  Có bạn cho rằng  Ví dụ mà tôi đưa ra là Không sát với điều 256 LDS . Nhưng điều đó là chính xác có trong thực tế . 
        Tại đơn khởi kiện Nguyên đơn viết gửi Toà sơ thẩm Là : Tranh chấp QSD đất  . Bị đơn kháng cáo , tại Toà Phúc Thẩm , nguyên đơn khai và được Toà Ghi vào bản án  là  Không tranh chấp với bị đơn  mà chỉ  Đòi tài sản và cũng được Toà Phúc Thẩm chấp nhận mặc dù Quyết định đưa ra xét xử của Toà Sơ thẩm là xét xử vụ Tranh chấp QSD đất
        Nguyên đơn khởi kiện đòi lại tài sản vì nguyên đơn có QSD đất năm 2007  nhưng bị đơn có giấy tờ về QSD đất theo điều 50 luật đất đai . Tại Toà Phúc Thẩm bị đơn đã đưa ra chứng cứ  chứng minh  QSD đất của Nguyên đơn được cấp trái Pháp luật nhưng không được Toà Phúc thẩm xem xét lý do : Trong việc Đòi Tài sản này do Bị đơn Không có đơn Phản tố nộp tai Toà SƠ THẨM nên Không xem xét QSD đất này được cấp đúng hay sai .
         Mặc dù bị đơn đã chứng minh có Đơn phản tố gửi Toà sơ thẩm và được Toà Sơ thẩm trả lời : Tranh chấp QSD đất là vụ án dân sự còn đơn phản tố của BỊ đơn đòi Huỷ QSD đất cấp trái pháp luật là VỤ án hành chính nên Toà sơ thẩm KO xem xét .
    Như vậy cùng 1 vụ án sơ thẩm nói :  Ko nhận đơn Phản tố vì đây là Tranh chấp QSD đất  Ngược  lại Phúc Thẩm nói đấy là vụ  ĐÒI TÀI SẢN do bị đơn Ko có đơn phản tố nên toà ko xem xét . như vậy  tôi  xin hỏi : 1/  Toà Phúc thẩm xác định  Đây là vụ án  Đòi tài sản  trong lúc đơn Khởi kiện ghi Tranh chấp QSD đất theo các bạn là đúng  sai như thế nào  ? Do bị đơn kháng cáo thì Nguyên đơn có quyền thay đổi nội dung khởi kiện tại Toà Phúc Thẩm hay không ?
    2/ Toà sơ thẩm KO nhận đơn phản tố  vì Toà xác định đơn Phản tố thuộc vụ án Hành chính  NGược lại Toà Phúc thẩm  xác định trong vụ Đòi Tài sản này  đơn phản tố phải được xem xét  NHƯNG do bị đơn Ko có đơn phản tố nên ko xem xét  ? Trống đánh xuôi kèn thổi Ngược Bị đơn ko biết đâu mà mò ?  Mong các bạn cho ý kiện đúng sai như thế nào ? xin cám ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #52487   28/05/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Tôi có thể trả lời bạn thế này:

     

    - Tòa sơ thẩm đúng khi không nhận đơn phản tố vì GCNQSDĐ được cấp bằng 1 quyết định hành chính. Bạn không có phản tố khác nên Tòa phúc thẩm nói bạn không phản tố cũng là đúng.

     

    - Theo Điều 218 BLTTDS thì cho đến thời điểm tại phiên tòa sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu.

     

    Ngoài ra Điều 263 BLTTDS qui định cấp phúc thẩm chỉ được phép xém xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

     

    Như vậy về nguyên tắc, không ai được thay đổi yêu cầu của nguyên đơn (trong trường hợp này) bằng 1 yêu cầu khác. Thực sự ở đây Tòa phúc thẩm đã thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp. Tuy nhiên do bản án đã có hiệu lực pháp luật nên nếu muốn thì bạn phải đề nghị giám đốc thẩm. Tôi cũng xin bật mí là đã có giám đốc thậm vụ án tương tự.

     

    Chúc bạn may mắn!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52495   28/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Phần trả lời của vplscao về phạm vi yêu cầu khởi kiện cũng như phạm vi xét xử phúc thẩm là không có gì phải bàn cãi. Tôi chỉ xin được trao đổi thêm với các bạn về việc ghi trích yếu trong bản án (xác định quan hệ pháp luật tranh chấp).
    Có vẻ như bạn xuannamgl đang phân vân giữa hai cụm từ, hai khái niệm "Tranh chấp QSD đất" và "Đòi tài sản". 
    Thực ra hai khái niệm này chẳng có gì khác nhau. Có chăng chỉ là sự khác nhau về cách sử dụng ngôn ngữ và việc cá thể hoá quan hệ tranh chấp. Còn về bản chất, nó đều thể hiện được một cách chung nhất về quan hệ pháp luật cần giải quyết. đó chính là "Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản" quy định tại khoản 2 điều 25 BLTTDS.
    Việc Toà án cấp phúc thẩm phân biệt "Tranh chấp QSD đất" với "Đòi tài sản" để dưa ra nhận định "nguyên đơn không tranh chấp với bị đơn mà chỉ đòi tài sản" là một cách hiểu quá máy móc. Bởi xét ở phương diện nào thì việc "đòi tài sản" cũng chính là "tranh chấp". "Tranh chấp" cần phải được hiểu là có sự xung đột về mặt pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các bên đối với tượng khởi kiện mà các bên cho rằng nó thuộc về mình. Ví dụ như A đang sử dụng một chiếc xe máy, B cho rằng chiếc xe máy đó là của mình nên khởi kiện yêu cầu Toà án buộc A (tức là đòi A) phải trả lại cho B chiếc xe. A không chấp nhận yêu cầu của B vì bất cứ một lý do gì thì cũng có nghĩa là giữa A và B đã có sự tranh chấp về quyền sở hữu đối với chiếc xe. Vậy  việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyêt giữa A và B là kiện "đòi tài sản" hay "tranh chấp QSH tài sản" chẳng có ý nghĩa gì về mặt pháp lý, chỉ có sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ. Cũng cần lưu ý rằng việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyêt phải căn cứ vào các quy định của phá luật về tố tụng dân sự. Và BLTTDS chẳng có quy định nào gọi là "Đòi tà sản".
    Quay trở lại với vụ án của bạn xuannamgl, nếu Toà phúc thẩm cho rằng yêu cầu huỷ giấy CNQSD đất cấp trái pháp luật cho nguyên đơn của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố, thì cần phải lập luận dựa trên những căn cứ quy định tại điều 176 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 11 phần I Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP chứ không thể lập luận như bạn đã nêu. Trong trường hợp này, yêu cầu của bị đơn chắc chắn không phải là yêu cầu phả tố mà chỉ là ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn. Và nó không được chấp nhận vì lý do việc huỷ giấy CNQSD đất không thuộc thẩm quyền củ TAND mà thuộc về UBND.
    P/S: bạn #0072bc;">xuannamgl. Rõ ràng khi tạo topic này, bạn muốn đưa ra vấn đề xem xét cách giải quyết giải quyết của Toà án cả 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Nhưng cách đặt câu hỏi của bạn không ổn.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 28/05/2010 06:16:38 PM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 28/05/2010 06:12:56 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52522   29/05/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào tất cả các bạn,

    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn BachThanhDC về 2 đoạn cuối (đoạn 2 và 3) mà bạn vừa post. Điều bạn nêu hé lộ một thực tế: trong tố tụng, có thể vì bất cứ lý do gì, nếu ngôn từ của mình không chuẩn xác thì quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể bị tổn hại. Trong ví dụ này, nếu không sử dụng “yêu cầu hủy” mà thay bằng câu chữ khác (thực chất nội dung yêu cầu không thay đổi) thì kết quả có lẽ cũng đã khác.

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52642   31/05/2010

    xuannamgl
    xuannamgl

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cám ơn tất cả sự thảo luận của các bạn !  Tôi hoàn toàn đồng ý với sự chia sẽ của các bạn . Nhưng còn một điều tôi cần quan tâm đó là  :  Theo các bạn Việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết là Đòi Tài sản  hay  Tranh chấp QSH tài sản  Chẳng có ý nghĩa gì về mặt pháp lý  . Mà chỉ có sự khác nhau trong sử dụng ngôn ngữ . Nhưng cũng vì từ ngữ này mà  Toà án 2 cấp lại có cách xử , dùng từ ngữ khác nhau  ra kết quả áp dụng điều luật khác nhau    . 
        1/ Toà sơ thẩm  ra quyết định đưa vụ án  Tranh chấp QSD đất ra xử  và Tuyên  áp dụng điều 50 luật đất đai Công nhận toàn bộ thửa đất  cho Nguyên đơn  . Bị đơn kháng cáo 
        2/ Toà phúc thẩm  tuyên  sửa án   : đây ko phải là tranh chấp  mà  Đòi tài sản  nên đưa vụ án đòi tài sản ra xét xử   . Áp dụng điều  256 BLDS   tuyên án  : Buộc  Bị đơn trả đất cho nguyên đơn . 
    Như vậy  Theo các bạn Tranh chấp  QSD đất hay  đòi tài sản chỉ là một chỉ khác nhau về ngôn ngữ mà thôi . Nhưng cũng vì ngôn ngữ này mà 2 cấp toà  áp dụng 2 điều luật khác nhau . Theo  suy nghỉ của bị đơn thì nếu Toà Công nhận thửa đất này cho Nguyên đơn thì  xem như mọi sự đã an bài .  Ngược lại Toà Buộc Bị đơn trả đất cho nguyên đơn vì nguyên đơn có bìa đỏ  Thì xảy ra Trường hợp  Bị đơn tiếp tục khiếu nại UBND các cấp Huỷ QSD đất  cấp trái Pháp luật  thì lúc này theo các bạn bản án  Phúc thẩm Buộc Bị đơn trả đất cho Nguyên đơn liệu có thi hành án được không ? 
        Và ngạc nhiên hơn Tại bản án Phúc thẩm  có  ghi : Tại Toà hôm nay Nguyên đơn khẳng định Không tranh chấp  QSD đất với bị đơn  (  đơn khởi kiện lại ghi  Tranh chấp QSD đất )  Nhưng thẩm phán lại Tuyên Buộc Bị đơn phải trả đất ?  xin cám ơn các bạn !
        
     
    Báo quản trị |  
  • #52662   01/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!
    - Tôi có thể khẳng định ngay với bạn rằng, "Đòi tài sản" hay "Tranh chấp QSH tài sản", hoặc mở rộng ra là "Đòi QSD đất" hay "Tranh chấp QSD đất" chỉ là một. Sự máy móc của Toà phúc thẩm khi nhận định "đây không phải là tranh chấp" mà là "đòi tài sản" tôi xin không bàn thêm. Nhưng lại xin đưa thêm một ví dụ rất đơn giản để các bạn có thể dễ dàng nhận thấy chúng chỉ là một.
    VD: A sử dụng hợp pháp và ổn định một mảnh đất có nguồn gốc là di sản thừa kế của bố mình để. Tháng 01/1993 A đi công tác xa theo yêu cầu của Nhà nước. Đầu năm 2009  A quay về thấy thửa đất của mình đã dược cấp ĐCNQSĐ cho B theo Nghị định 64/CP. Do thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đã hết nên A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B trả lại cho mình thửa đất.
    Trong trường hợp này rõ ràng là A khởi kiện để "Đòi QSD đất" và nếu B không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của B thì đã xảy ra "Tranh chấp QSD đất" giữa A và B. Vậy thử hỏi việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ án là "Đòi QSD đất" hay "Tranh chấp QSD đất" liệu có còn ý nghĩa.
    - Mặt khác, việc xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ án cần phải căn cứ vào các quy định của BLTTDS, còn việc áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết quan hệ pháp luật đó lại phải căn cứ vào BLDS. Trong trường hợp bạn nêu, toà phúc thẩm đã áp dụng điều 256 BLDS (quyền đòi lại tài sản) để làm căn cứ giải quyết vụ án. Vậy thử cùng phân tích xem, "quyền đòi lại tài sản" là một trong những quyền cơ bản pháp luật quy định đối với chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản hay là một "quan hệ pháp luật cần giải quyết"?
    - Cũng cần trao đổi thêm với bạn xuannamgl rằng: "Theo suy nghĩ của bị đơn thì nếu Toà Công nhận thửa đất này cho Nguyên đơn thì  xem như mọi sự đã an bài. Ngược lại Toà Buộc Bị đơn trả đất cho nguyên đơn vì nguyên đơn có bìa đỏ thì xảy ra trường hợp bị đơn tiếp tục khiếu nại UBND các cấp Huỷ QSD đất  cấp trái Pháp luật  thì lúc này theo các bạn bản án  Phúc thẩm Buộc Bị đơn trả đất cho Nguyên đơn liệu có thi hành án được không ? "
    Nếu suy nghĩ của bị đơn đúng như bạn nêu thì rõ ràng suy nghĩ đó chẳng dựa vào một căn cứ pháp luật nào cả. Xét dưới góc độ pháp lý, "Toà Công nhận thửa đất này cho Nguyên đơn" hay "Toà buộc Bị đơn trả đất cho nguyên đơn" có gì khác nhau đâu. Cả hai cách tuyên  trên đều chỉ hướng đến một hâu quả pháp lý là thửa đất đó không thuộc quyền sử dụng của bị đơn mà thuộc quyền sử dụng của nguyên đơn. Chỉ khác nhau mỗi một điểm duy nhất là nếu bị đơn đang chiếm hữu, sử dụng thì tuyên buộc bị đơn phải trả; còn nguyên đơn đang chiếm hữu, sử dụng thì tuyên công nhận thửa đất cho nguyên đơn.
    - Còn nữa, theo bạn nếu Toà phúc thẩm tuyên  "Buộc Bị đơn trả đất cho nguyên đơn vì nguyên đơn có bìa đỏ thì xảy ra trường hợp bị đơn tiếp tục khiếu nại UBND các cấp Huỷ QSD đất  cấp trái Pháp luật thì lúc này theo các bạn bản án  Phúc thẩm buộc bị đơn trả đất cho nguyên đơn liệu có thi hành án được không ? ".
    Trường hợp này có thể xảy ra trong thực tế nhưng chắc chắn với bạn một điều rằng khiếu nại của bị đơn là trái quy định của pháp luật và không bao giờ được giải quyết theo trình tự giải quyết khiếu nại. Bởi vụ án mà bạn đưa ra được Toà án thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Quyết định của Toà án là quyết định (hoặc bản án) được ban hành để giải quyết vụ án dân sự. Vậy nếu không đồng ý với phán quyết của Toà phúc thẩm (bản án quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay), thì bị đơn chỉ còn quyền thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm khi có căn cứ theo quy định của BLTTDS, chứ làm gì có quyền khiếu nại huỷ QSD đất cấp trái pháp luật. Và bản án phúc thẩm là bản án có hiệu lực thi hành ngay.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52669   01/06/2010

    xuannamgl
    xuannamgl

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cám ơn bạn Bachthanhdc rất nhiều : Tôi đã hiểu ra vấn đề mà bạn đã chỉ ra   nhưng sự việc ở đây Ko phải đơn thuần tôi đưa ra VD sau mong bạn chỉ thêm cho tôi trong trường hợp này :
    VD :  A đang sử dụng 1 thửa đất do ông bà để lại  có giấy tờ theo điều 50 LĐĐ có diện tích 1000 m2  . hàng năm nộp đầy đủ thuế cho nhà nước . Năm 2007  B Ko biết = cách nào có bìa đỏ 200 m2 nằm trong 1000 m2 đất của A  . Năm 2008  B định làm nhà trên đất của  A  . A ko cho phép  .  B kiện A ra toà  tranh chấp QSD đất .  và Toà phúc thẩm sửa án lại là Đòi tài sản  và áp dụng điều 256 LDS buộc  A trả đất cho B . Ở đây  Thửa đất của  A là có căn cứ  pháp luật  chứ ko phải Không có căn cứ pháp luật  như vậy việc toà áp dụng điều 256  LDS  trong trường hợp này  đúng sai như thế nào ? .
    Vấn đề này  xảy ra trong XH rất nhiều   Ko lẻ đất của  A  nhưng  B chạy chọt làm được bìa đỏ lại  Kiện A ra toà  để đòi tài sản  hay sao ?  quá vô lý phải ko bạn nhưng có thật đấy . Trước khi B được cấp bìa đỏ  A đã liên tục  khiêú nại  nhưng Chưa đựơc UBND giải quyết  . Nhưng nay  B lại có bìa đỏ lại kiện  A ra toà và A tin rằng  UBND sẽ huỷ QSD đất cấp trái pháp luật này  Nhưng B nhanh tay kiện A ra Toà theo bạn trông trường hợp này phải xử lý ra sao ?
     
    Báo quản trị |  
  • #52685   01/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Hoá ra sự việc chỉ đơn giản như vậy và đây là một vụ án có thật..
    Việc Toà án áp dụng điều 256BLDS trong trường hợp này không sai. Khi Toà án tuyên buộc A trả đất cho B, có nghĩa là Toà án đã công nhận B có quyền sử dụng hợp pháp 200m2 đất đã được cấp bìa đỏ năm 2007. Và khi dó, việc A chiếm hữu, sử dụng 200m2 đất đó là không có căn cứ pháp luật nên phải áp dụng điều 256BLDS để buộc A phải trả lại cho B.
    Vấn đề đặt ra ở đây là Toà án quyết định như vậy có đúng không và căn cứ vào đâu thôi? Để xác định B có quyền sử dụng hợp pháp 200m2 đất đó hay không cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố như B có được nó từ giao dịch gì (được Nhà nước giao đất, được thừa kế, tặng cho, chuyển đổi hay nhận chuyển nhượng...)? Giao dịch đó có hợp pháp không? Trình tự thủ tục cấp GCNQSD cho B có hợp pháp không? 200m2 mà B được cấp bìa đỏ thực sự có nằm trong 1000m2 đất của A không? A có giấy tờ gì chứng minh là mình có quyền sử dụng hợp pháp 1000m2 đất đó không?... và những chứng cứ này chắc chắn phải được Toà án thu thập khi giải quyết vụ án. Khi không có hồ sơ vụ án này trong tay, tôi không thể trả lời cho bạn được là Toà án đã quyết định buộc A trả đất cho B là đúng hay sai.
    Theo như bạn nói trong bài viết đăng ngày 28/5/2010 thì tại phiên toà phúc thẩm, B mới đưa ra chứng cứ là giấy tờ theo điều 50 Luật đất đai và không được toà phúc thẩm xem xét? Nếu đúng vậy thì Toà phúc đã vi phạm thủ tục tố tụng. Vì việc A xuất trình chứng cứ đó không phải là yêu cầu phản tố mà là việc bổ sung chứng cứ quy định tại khoản 3 điều 271 BLTTDS và toà phúc thẩm phải xem xét.
    Vậy trong trường hợp này A chỉ còn cách làm ĐƠN YÊU CẦU KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM gửi cho Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao. Nộp kèm theo đơn cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm, bản sao có chứng thực giấy tờ theo điêu 50 LĐĐ. Để tránh tình trạng bị ngâm thì nên gửi chuyển phát nhanh hoặc gửi bảo đảm.
    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52711   01/06/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


     

    Chào các bạn,

     

    Các bạn đã đưa đến cho mọi người những kịch bản và tình tiết hay. Tôi xin góp thêm ý này:

     

    1. Dù Tòa Phúc thẩm muốn sửa lại là: “Đòi tài sản” hay là gì thì cũng phải căn cứ vào yêu cầu của nguyên đơn. Nói một cách khác, tòa không thể tuyên cho nguyên đơn thứ mà nguyên đơn không yêu cầu tòa giải quyết.
    2.  Hồ sơ vụ này có lẽ khá phức tạp nên mới có chuyện hy hữu tòa Phúc thẩm sửa đơn kiện. Tuy nhiên, đất đai chỉ thuộc sở hữu toàn dân mà không thuộc sở hữu của bất kỳ ai khác nên điều đầu tiên là tòa không thể tuyên trả lại “đất” cho guyên đơn hay công nhận đất là của nguyên đơn được. Điều này cũng phù hợp với qui định pháp luật là cá nhân, tổ chức chỉ có “quyền sử dụng” đối với đất mà thôi. Và mặc nhiên Quyền Sử Dụng Đất được pháp luật qui định là một loại tài sản thuộc sở hữu của chủ thể cụ thể. Ta thấy, Tài Sản là khái nhiệm chung nhưng “quyền sở hữu” tài sản đối với đất của cá nhân, tổ chức thì lại đồng nhất với một thuật ngữ duy nhất Quyền Sử Dụng Đất. Như vậy, có tuyên thì Tòa Phúc thẩm cũng chỉ có thể tuyên “trả” Quyền Sử Dụng Đất cho nguyên đơn chứ không thể là tài sản chung chung được.

     

    Những nội dung khác, tôi thấy đường lối xử lý như bạn BachThanhDC cũng khả thi.

     

    Chú thích: Từ ngữ “yêu cầu hủy” tôi dùng trong bài hôm trước là đối với Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi phản tố chứ không phải sử dụng trong “Tranh chấp QSDĐ và Đòi lại tài sản”.

     

    Trân trọng,

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52722   02/06/2010

    xuannamgl
    xuannamgl

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đối với các anh chị em trong nghề thì sự việc nghe có vẻ đơn giản còn  đối với những người có chuyên ngành khác thì đúng là mỏi mệt  . Quay trở lại sự việc mà các bạn đã ý kiến tôi bổ sung một vài thông tin để các bạn cho thêm vài ý kiến : 
    Theo tôi Toà Phúc Thẩm  quyết định trong vụ án này là chưa đúng  bởi các lý do sau :
    1/ Đơn khởi kiện là tranh chấp QSD đất nhưng Toà Phúc Thẩm xử  Đòi lại tài sản là Ko Phù hợp
    2/   Việc B có được 200 m2 đất là do uỷ ban cấp  năm 2007 . Năm 2007 biết B được cấp đất  A đã liên tục làm đơn tranh chấp Nhưng  UBND vẫn cấp Bìa đỏ cho B năm 2008  > như vậy là  vi phạm qui trình  Cấp QSD đất  nhưng khi xét xử  Thẩm phán Ko đả động gì tới vấn đề này  . Ko xem xét  các chứng cứ nộp cho Toà về việc cấp QSD đất trái pháp luật
    3/  A có  Quyền sử dụng đất cấp năm 1973  do chế độ cũ cấp  và từ năm 1992 đến nay vẫn sử dụng và nộp thuế cho nhà nước  và 200 m2 đất mà B có nằm trong 1000 m2 đất  mà A có
    4/  Khi xét xử thẩm phán KO xem xét  QSD  năm 1973 của  A  : lý do  giấy tờ này Ko có giá trị pháp lý  vì nó do chế độ cũ cấp
    5/  Tại Phiên Toà sơ thẩm  A đã nộp cho Toà  Toàn bộ QSD đất năm 1973  và đơn phản tố  đề nghị Huỷ QSD đất được cấp trái pháp luật này nhưng Ko được chấp nhận
    5/  Điều ngạc nhiên là Toà Sơ thẩm   xử tranh chấp QSD đất  thì áp dụng điều 50 luật  đất đai còn toà Phúc thẩm xử Đòi tài sản  lại áp dụng điều 256  LDS  -  trong khi đơn khởi kiện là tranh chấp QSD đất  -  Nguyên đơn khai tại toà Phúc Thẩm là Ko tranh chấp với Bị đơn nhưng vẫn được Phúc thẩm  chấp nhận .
     
    Báo quản trị |  
  • #52727   02/06/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn xuannamgl,

     

    Cám ơn bạn đã cho biết thêm chi tiết của các phiên tòa. Tuy nhiên do không trực tiếp tham gia tố tụng vụ án này nên tôi không thể đưa ra nhận xét cụ thể tòa vi phạm gì, như thế nào?. Như bài hôm trước tôi đã trao đổi, dù sao bản án đã có hiệu lực pháp luật nên bạn có thể yêu cầu giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

     

    Chúc bạn vui vẻ!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52893   02/06/2010

    xuannamgl
    xuannamgl

    Male
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cám ơn các bạn ! Tôi muốn hỏi là : tại đơn khởi kiện là Tranh chấp QSD đất nguyên đơn yêu cầu Toà án công nhận thửa đất này cho nguyên đơn . Toà phúc thẩm xử vụ án  Đòi tài sản  Buộc bị đơn trả lại đất cho nguyên đơn . Vậy  Từ ngữ  Công nhận thửa đất cho nguyên đơn  và  Buộc trả lại đất  cho nguyên đơn giống nhau , khác nhau như thế nào trong  trong việc xử án  dân sự ?  Toà phúc thẩm xử ko đúng với yêu cầu của  Đơn khởi kiện  như vậy có đúng  luật Ko ?  xin cám ơn !
    Cập nhật bởi xuannamgl ngày 02/06/2010 02:31:26 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #53175   07/06/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn xuannamgl,

     

    Tôi nghĩ, giá mà ngay từ đầu bạn đưa ra toàn bộ dữ liệu của vụ án thì mọi người đỡ phải mất công đoán già đoán non và tư vấn không trực diện. Cuối cùng có vẻ bạn thắc mắc cách ghi trong bản án? Đó là việc của tòa án. Tuy nhiên trên quan điểm luật sự, sau khi xem xét lại từ đầu những gì bạn nêu, tôi có ý kiến thế này:

     

    1. Về “Tranh chấp QSDĐ hay Đòi tài sản” nhiều khi phải xem xét ngay tại các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn mà không nhất thiết chỉ nhìn vào tiêu đề của đơn khởi kiện. Thiết nghĩ, điều này cũng là phù hợp với điều kiện dân trí về pháp luật hiện nay, nhất là khi họ tự viết đơn khởi kiện. Như vậy trong trường hợp này, nếu trong quá trình tố tụng và phù hợp với quy định của pháp luật mà nguyên đơn có yêu cầu trả lại đất thì tòa tuyên như vậy cũng nằm trong phạm vi yêu cầu.
    2. Như tôi đã tư vấn trong những bài hôm trước, quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất của miếng đất này đã được xác lập thông qua GCNQSDĐ mà có tranh chấp thì thông thường tòa tuyên công nhận QSDĐ của nguyên đơn rồi sau đó mới tuyên “trả lại đất” cho nguyên đơn. Có lẽ tòa phúc thẩm bỏ qua GCNQSDĐ và đã căn cứ vào các tài liệu khác của các bên mà chỉ tuyên “trả lại đất…”? Điều này chỉ có thể kiểm chứng một cách toàn diện qua diễn biến thực tế tại tòa.
    3. Đối với việc bị đơn đưa ra chứng cứ chứng minh GCNQSDĐ của nguyên đơn được cấp trái pháp luật tại phiên tòa phúc thẩm: Chương VII BLTTDS đã quy định khá cụ thể về chứng minh và chứng cứ, trong đó chúng phải được nộp cho tòa án hoặc tòa thu thập “theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không….”. Từ nội dung bạn trình bày, tôi suy đoán, có thể tòa phúc thẩm không coi đó là chứng cứ. Cũng có thể cũng vì chứng cứ này mà người ta đã điều chỉnh nội dung yêu cầu của nguyên đơn?
    4. Bản án đã có hiệu lực pháp luật nên nếu tin các phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng qui định pháp luật và muốn bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình thì bị đơn có thể đề nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vì chỉ có qua các thủ tục này mới có thể biết là có vi phạm nghiêm trọng pháp luật hay không thôi.

     

    Tôi hy vọng, với nội dung tư vấn trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Có điều tôi cũng muốn lưu ý bạn một vấn đề này: Việc có chứng cứ và sử dụng hiệu quả chứng cứ là quan trọng như nhau. Việc sử dụng chứng cứ đắt giá vào phút cuối cùng có thể đem lại hiệu quả to lớn nhưng ngược lại cũng có thể khiến người sử dụng phải trả giá đắt. Tôi không mong muốn ai đó phải liên quan đến tòa án, song nếu điều đó có xảy ra bạn hoặc người thân thì bạn nên khuyên họ sử dụng chứng cứ có lợi cho mình sao cho hiệu quả nhất.

     

    Chúc bạn may mắn!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    Email: caosynghi@gmail.com; DĐ: 0908.133.564

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |