Điều 21 BLDS 2005 đã thực sự chính xác? có nên sửa đổi không?

Chủ đề   RSS   
  • #83437 17/02/2011

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Điều 21 BLDS 2005 đã thực sự chính xác? có nên sửa đổi không?

    Chào các bạn :

    QQ có 1 thắc mắc tại quy định tại điều 21 BLDS 2005;

    Điều 21. Người #ff0000;">không có năng lực hành vi dân sự 

    Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

     Theo các bạn thì từ "không" ở đây đã chính xác chưa?

    Theo QQ thì điều luật này phải sửa lại là

    Điều 21. Người #ff0000;">chưa có năng lực hành vi dân sự

    Bởi lẽ nếu dùng từ không thì đồng nghĩa ta phủ nhận hoàn toàn những chủ thể này, mà thực tế thì những chủ thể này sẽ có năng lực hành vi khi đủ 6 tuổi.

    Mọi người cho ý kiến nha!

    Thân@
     
    6057 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #83475   17/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào QQ,

    Em có ý kiến này cũng rất hay nhưng nhìn lại thì hình như các nhà làm luật "chuẩn" hơn bởi vì từ "không" của nhà làm luật là từ khẳng định chắc chắn.

    Ví dụ tại thời điểm xảy ra giao dịch thì một cô bé chưa đủ 6 tuổi, nếu có tranh chấp xảy ra, tòa sẽ khẳng khái tuyên cô bé đó không có năng lực hành vi dân sự nên giao dịch vô hiệu.
     
    Nếu tòa căn cứ luật tuyên là cô bé chưa có năng lực hành vi dân sự thì cũng đồng nghĩa là không có nhưng mức độ khẳng định sẽ yếu hơn, bởi vì chưa còn có thể ngầm hiểu là cô bé sẽ có thể có năng lực hành vi dân sự trong tương lai. Nhưng đối với bản án thì việc cô bé có năng lực hành vi dân sự trong tương lai hay không, không quan trọng bằng việc xác định rõ cô bé có năng lực hành vi dân sự ở thời điểm xảy ra giao dịch hay không.

    Vì thế cho nên luật sử dụng từ không là phù hợp.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (17/02/2011)
  • #83491   17/02/2011

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


        Thú vị!
        Cũng thú vị nhưng theo tôi từ "Không" là hoàn toàn chính xác; Ý kiến của Unjustice hợp lý, ở đây chỉ có 2 lựa chọn: "Không" hoặc "có" mà thôi. Lý luận của bạn đang đi theo hướng "chưa", "gần"...  và "sắp", "sẽ"... có => Dĩ nhiên là phát triển chệch hướng ý nghĩa của Điều luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #83495   17/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn zamaza!


    thế bạn lý giải thế nào khi cùng 1 chủ thể (cá nhân) hôm nay bạn nói người đó không có năng lực hành vi dân sự nhưng ngày mai bạn lại nói chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự?
     
    Báo quản trị |  
  • #83577   18/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    QQ thân mến!

    Anh nghĩ từ "không" hợp lý hơn từ "chưa".

    Nếu mình nói, tôi không có năng lực hành vi dân sự (ai cũng hiểu là đang bị không chế về độ tuổi) thì chúng ta cũng không thể khẳng định rằng trong tương lai, tôi vĩnh viễn sẽ không có năng lực hành vi.

    "
    hế bạn lý giải thế nào khi cùng 1 chủ thể (cá nhân) hôm nay bạn nói người đó không có năng lực hành vi dân sự nhưng ngày mai bạn lại nói chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự?"

    Em không thể "bắt bẻ" người ta ở chổ này được. Đây là một cách nói bình thương, ví dụ nhé, nếu anh nói, hôm nay tôi không có tiền, vậy ngày mai tôi có thể có hoặc không có tiền. Cách nói "không" chỉ có ý nghĩa tại lúc mình nói. Còn cách nói "chưa" là cách nói hướng về tương lai. Ví dụ nói, hôm nay tôi "chưa" có tiền, vậy nhiều khả năng trong thời gian tới tôi sẽ có tiền và tôi đang mong đợi điều này....

    Quay trở lại trường hợp Luật quy định chữ "không". Phân tích một chút, Luật dùng đúng từ ngữ, tại thời điểm hiện tại, nếu tôi chưa đủ 6 tuổi, tôi không có năng lực hành vi dân sự, vậy trong tương lai, khi đủ 6 tuổi, tôi có thể có năng lực hành vi hoặc sẽ không có năng lực hành vi (trong trường hợp tôi bị chết hay bị tâm thần...lúc này tôi vẫn không có năng lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi chứ không đương nhiên lúc nào cũng xảy ra trường hợp là có năng lực hành vi dân sự).

    Nếu dùng từ "chưa". Vì dùng từ "chưa" tại thời điểm hiện tại, thì nhiều khả năng (đôi khi là tuyệt đối) trong tương lai chắc chắn "sẽ có".

    Người chưa có năng lực hành vi dân sự nếu chưa đủ 6 tuổi, vậy theo logic thì khi người đó đủ 6 tuổi thì người đó luôn có năng lực hành vi dân sự. Điều này là không hoàn toàn đúng vì còn có những trường hợp khác.

    Chính những lý do trên lý giải sự cẩn trọng khi dùng từ "không" của Luật.

    Có hiểu không ta!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #83762   18/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     hi hi
     Chào anh Huy!

     Theo en từ "không" mang nghĩa tuyệt đối hơn. có nghĩa là sẽ phủ định hoàn toàn.

     Từ "chưa" thì nói lên một vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.

     Ví dụ: bây giờ tôi chưa có tiền, vậy có thể trong tương lai tôi sẽ có tiền.
              Tôi không thể có tiền. Điều này khẳng đình rằng trong tương lai cũng chẳng thể có tiền. khẳng định hoàn toàn là không có tiền.

     Vậy trong trường hợp QQ thắt mắt ta có thể chấp nhận được, ta thấy nhà làm luật cần xem xét lại vấn đề này!


     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #83805   18/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào khacduy25!
    "
     Ví dụ: bây giờ tôi chưa có tiền, vậy có thể trong tương lai tôi sẽ có tiền.
              Tôi #c00000;">không thể có tiền. Điều này khẳng đình rằng trong tương lai cũng chẳng thể có tiền. khẳng định hoàn toàn là không có tiền."
    Em đang phân biệt giữa "không" và "chưa" hay em đang phân biệt giữ "không thể" và "chưa"??
    Nếu nói "tôi không thể có tiền", anh chấp nhận như cách nói của em, tuy nhiên nếu em nói "tôi không có tiền" thì lại rất khác. Ngay tại thời điểm hiện tại, tôi không có tiền, điều này hoàn toàn đúng, nhưng trong tương lai thì có thể tôi sẽ có tiền hoặc không có tiền, nó không mang ý nghĩa hướng về tương lại một cách tích cực như từ "chưa".
    "Theo en từ "không" mang nghĩa tuyệt đối hơn. #c00000;">có nghĩa là sẽ phủ định hoàn toàn"
    lý do tại sao mà em nghĩ khi dùng từ "không" trong hiện tại, thì trong tương lai sẽ luôn hoàn toàn với khái niệm này???
    Thân.

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #83813   19/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào anh Huy!

     Trong trường hợp này ta chỉ chọn: có hoặc không

     Trong hiện tại là không, nhưng trong tương lai chưa biết được là như thế nào.

     Ví dụ: tôi không ăn cơm, ngày xưa giờ tôi ăn phở (1)
               Tôi chưa ăn cơm, ngày xưa giờ tôi ăn phở (2)
     
       ở vế (1) ta hiểu rằng trong tương lai tôi sẽ không ăn cơm, nhưng xét vế (2) ta nhận thấy rằng, có thể trong tương lai, nếu có cơm tôi sẽ ăn.

      Như vậy phần nào chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của điều luật, và có nên xem xét ý nghĩa của vấn đề trên hay không?

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #83820   19/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào khacduy!
    "tôi không ăn cơm, ngày xưa giờ tôi ăn phở (1)
              Tôi chưa ăn cơm, ngày xưa giờ tôi ăn phở (2)"
    Bạn hãy so sánh hiện tại và tương lai.
    Nếu bạn nói, tôi chưa ăn cơm, vậy trong tương lai, có nhiều khả năng bạn sẽ ăn cơm.
    Tuy nhiên, nếu ngay tại thời điểm hiện tại bạn nói: "bây giờ, tôi không ăn cơm" hoặc "tôi không ăn cơm"...bạn có dám chắc là sau đó một thời gian, "tôi sẽ không ăn cơm" ?????
    Xin nói lại cho bạn hiểu là nếu chúng ta dùng từ "không" tại thời điểm hiện tại, thì tương lai việc đó chưa chắc đã bị phủ nhận hoàn toàn.
    Tôi lấy lại cho bạn thêm một ví dụ nữa nhé
    Nếu có ai đó hỏi tôi, Bạn có tiền không? Tại thời điểm hiện tại, tôi không có tiền, trong tương lai tôi cũng chưa biết là tôi có thể có tiền hay là không, vì vậy tôi sẽ trả lời "Tôi không có tiền".
    Nếu suy đoán như bạn, vậy có nghĩa là trong tương lai, dù thế nào đi nữa tôi cũng sẽ không bao giờ có tiền ????
    Tôi không dùng từ "chưa" vì tôi không dám chắc trong tương lai tôi sẽ có tiền vì vậy tôi dùng từ không, như vậy đảm bảo hơn.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #83869   19/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Anh nói cũng có lý, nhưng em nói cũng có lý của nó.

     Bởi lẽ không gì là tuyệt đối cả, vạn vật hay việc gì đó đều ở mức tương đối mà thôi.

     Trong luật cũng vậy, nhiều khi còn mâu thuẫn giữa luật này với luật khác, huống chi ta là từ ngữ trong câu.

     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #219357   11/10/2012

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    bạn , mình thấy lý luận của bạn chung chung quá. Nếu nói "Bởi lẽ không gì là tuyệt đối cả, vạn vật hay việc gì đó đều ở mức tương đối mà thôi.", thì tại sao biết bao nhiêu vấn đề người ta vẫn cứ đem ra bàn luận làm gì?

    trong Điều 21, mình lại rất đồng tình với , bởi: Ở đây là Luật khẳng định thời điểm mà cá nhân chưa đủ 6 tuổi đó, sẽ không có năng lực hành vi dân sự. Chứ Luật đâu có nói là người chưa đủ 6 tuổi sẽ không bao giờ có năng lực hành vi dân sự đâu.

    nên chăng hiểu Điều 21, là quy định về người không có năng lực hành vi dân sự: Nội dung bên trong là một sự liệt kê, ở độ tuổi nào, thì cá nhân được coi là một trường hợp không có năng lực hành vi dân sự để xác định quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong các giao dịch dân sự cho đúng.

    ^0^

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |