Điều 202, 104, 93 hay là Điều khác?

Chủ đề   RSS   
  • #435797 13/09/2016

    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Điều 202, 104, 93 hay là Điều khác?

    Hôm nay là mong các Bác giúp đỡ!

    Em đọc được vụ án nội dung có thể tóm sơ thế này:

    Anh A điều khiển xe ô tô tải trên đường quốc lộ. Vì trời khuya, đường xa nên anh A đang đậu xe bên đường để ngủ nhưng kiếng xe vẫn mở cho mát. Khi đang ngủ thì anh A phát hiện bị hai thanh niên lấy chiệc điện thoại của mình lên xe mô tô nên đã nổ máy xe ô tô chạy với tốc độ 95km/h đuổi theo. Sau khi chạy được khoảng 4Km, A thấy phía trước có có xe mô tô và nghĩ là xe đã lấy điện thoại của mình. A lái xe ô tô ép xe mô tô phía trước dừng lại để nói chuyện nhưng đã tông vào phía sau xe mô tô hậu quả hai người đi trên xe mô tô chết. 

    Như vậy, A bị xử lý theo tội nào các bác???

    Các bác giúp cho!

     
    3770 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #435845   13/09/2016

    nhatanhnguyen13696
    nhatanhnguyen13696

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình thì một trong những vấn đề quan trọng nhất để xét xem nên xử lý trường hợp này với Điều luật nào là đúng là Lỗi.

    Khác với tội phạm quy định tại Đ 93 và Đ 104 BLHS có lỗi cố ý thì điều 202 có dấu hiệu lỗi vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.

    Theo điều 202, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ gồm các hành vi sau:

    Việc chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách giữa các phương tiện tham gia giao thông; sử dụng làn đường; vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị); điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua cầu, phà, trong hầm đường bộ và tại các nơi đường giao cắt; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc;

    Xét thấy hành vi của A là vi phạm về tốc độ (có thể) , về khoảng cách giữa các phương tiện,... tuy nhiên cần nhận định thêm rằng động cơ xử sự ( ko phải động cơ phạm tội) của A là để đuổi theo những tên trộm điện thoại, và A tin rằng đó là những tên trộm điện thoại và mình có thể ép xe để bắt.

    Vậy nên theo mình trường hợp này A có lỗi vô ý vì quá tự tin, tức là nên áp dụng Khoản 3 Điều 202 BLHS..

     
    Báo quản trị |  
  • #435847   13/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nhatanhnguyen13696 viết:

    Theo mình thì một trong những vấn đề quan trọng nhất để xét xem nên xử lý trường hợp này với Điều luật nào là đúng là Lỗi.

    Khác với tội phạm quy định tại Đ 93 và Đ 104 BLHS có lỗi cố ý thì điều 202 có dấu hiệu lỗi vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.

    Theo điều 202, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ gồm các hành vi sau:

    Việc chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách giữa các phương tiện tham gia giao thông; sử dụng làn đường; vượt xe, chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng, đỗ xe trên đường (trong và ngoài đô thị); điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua cầu, phà, trong hầm đường bộ và tại các nơi đường giao cắt; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ moóc;

    Xét thấy hành vi của A là vi phạm về tốc độ (có thể) , về khoảng cách giữa các phương tiện,... tuy nhiên cần nhận định thêm rằng động cơ xử sự ( ko phải động cơ phạm tội) của A là để đuổi theo những tên trộm điện thoại, và A tin rằng đó là những tên trộm điện thoại và mình có thể ép xe để bắt.

    Vậy nên theo mình trường hợp này A có lỗi vô ý vì quá tự tin, tức là nên áp dụng Khoản 3 Điều 202 BLHS..

    Chào bạn.

    Theo tôi thì vấn đề này sẽ có tranh cãi về tội danh vì dấu hiệu không rõ ràng.

    Ý kiến cá nhân tôi: Bằng phương pháp loại trừ.

    Điều 93. Tội giết người thì không thỏa  mãn mặt chủ quan do không có động cơ giết người vì mâu thuẩn không trầm trọng đấn mức phải đoạt tính mạng của người khác.

    - Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: không thỏa mãn mặt chủ quan vì hành vi cản đầu xe không phải là lỗi vô ý, mà anh A cố ý .

    -Điều 104. Tội cố ý gây thương tích: hợp lý hơn vì anh A phải biết và buộc phải biết việc chặn đầu xe như vậy hoàn toàn có thể gây thương tích cho người khác do xãy ra tai nạn.   

     
    Báo quản trị |  
  • #435858   14/09/2016

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn các Bác!

    Mình vẫn nghĩ không phải là Điều 202 như bạn hungmaiusa.

    Tuy nhiên, hành vi của A là cố ý đuổi theo và khi xe với vận tốc lớn như vậy mà cố ý điều khiển xe để tông vào người khác thì trong trường hợp này buộc A phải biết là rất nguy hiểm và hậu quả có thể dẫn đến thương tích hoặc chết người nhưng A vẫn thực hiện nên hậu quả xảy ra đến đâu thì xử lý đến đó. Mình đang phân vân về tội 93 với lỗi cố ý gián tiếp. 

    Các bác phân tích giúp nha!

     
    Báo quản trị |  
  • #435931   14/09/2016

    kandyrajnbow123456
    kandyrajnbow123456

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    theo mình là tội giết người, bản thân A đang điều khiển xe ô tô (nguồn nguy hiểm cao độ) nên nhận thức được việc điều khiển xe ép phương tiện giao thông khác (ở đây là xe máy có tốc độ nhỏ hơn) là rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến chết người, trường hợp này  A hoàn toàn có đầy đủ thời gian để nhận thức được việc này nhưng A vẫn thực hiện.Do đó hành vi của A cho thấy A quyết định thực hiện và chấp nhận hậu quả xảy ra (hậu quả đến đâu chịu đến đó).

    Kết quả là người đi xe máy đã chết nên A phải chịu tội "giết người" chứ không còn là "Cố ý gây thương tích".Lỗi của A là cố ý gián tiếp.

    P/s: Nhiều bạn cứ lý luận giết người toàn nghiêng về lỗi cố ý trức tiếp mà quên mất tội giết người vẫn có lỗi cố ý gián tiếp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #435933   14/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Ý kiến của bạn khá hợp lý. tuy nhiên tôi chưa hiểu bạn lý giải về lý do (động cơ) giết người là gì? vì theo tình tiết trong tình huống trên thì A chỉ có ý định  "lái xe ô tô ép xe mô tô phía trước dừng lại để nói chuyện "

     
    Báo quản trị |  
  • #435960   14/09/2016

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn các bác!

    Bác kandyrajnbow123456 phân tích thì giống với quan điểm của mình. Là tuy A không có động cơ là cố ý giết người. Tuy nhiên, trong điều kiện đó A buộc phải biết là hành vi của mình có thể gây là hậu quả chết người nhưng A vẫn thực hiện và bỏ mặc hậu quả xảy ra hay không nên hậu quả đến đâu thì A phải chịu đến đó.

    Mong nhận được thêm nhiều ý kiến của các Bác nưa!

     
    Báo quản trị |  
  • #435964   15/09/2016

    kandyrajnbow123456
    kandyrajnbow123456

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn hungmaiusa!

    Vì mình xác định lỗi của A ở đây là cố ý gián tiếp chứ không phải cố ý trực tiếp nên A không có động cơ giết người.

     

     
    Báo quản trị |