Điều 141, tội chiếm giữ trái phép tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #94588 12/04/2011

    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    Điều 141, tội chiếm giữ trái phép tài sản

    Mọi người ơi, cho mình ý kiến về điều này với.
    Tại khoản 1, Điều 141 có quy định : người nào cố tình không trả lại ..........tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 tr..........

    vậy ở đây, giả sử, A có hành vi: Nhặt được một chiếc túi xách, trong túi xách có 3 triệu và nhiều giấy tờ liên quan. Khi được tìm đến hỏi thì A không trả lại cho chủ sở hữu. Một vấn đề đặt ra là, A chỉ lấy 3 triệu, còn giấy tờ khác thì để nguyên, A không hề động đến. A không trả lại, không nhận là mình đã nhặt được vì mình đã tiêu hết số tiền đó rồi.
    Trường hợp mà những giấy tờ kia có giá trị rất lớn, cộng giá trị lại có thể lên tới 10 triệu, thì A trong trường hợp này có phạm tội theo quy định tại Điều 141 không?

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    22237 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94878   14/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn!
    Với tội chiếm giữ tài sản trái phép thì chỉ cần có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản và với mức độ lượng hình nhất định về giá trị tài sản thì sẽ cấu thành nên tội này.
    Pháp luật không điều chỉnh việc người có hành vi chiếm giữ đó có khả năng biết về giá trị tài sản này hay không (đương nhiên là ở đây chúng ta không thể nói đến những chủ thể mất năng lực hành vi...).
    Trân trọng!!!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #94897   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    @nkkhuy  Với tội chiếm giữ tài sản trái phép thì chỉ cần có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản và với mức độ lượng hình nhất định về giá trị tài sản thì sẽ cấu thành nên tội này.

    -Bạn đã phân tích thiếu cấu thành của tội này: Nếu chỉ với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản không thôi thì vẫn chưa đủ mà còn cần thêm hành vi "cố tình không trả...khi có yêu cầu"

    -Mình thấy trường hợp của bạn có vẻ không hợp lý cho lắm. Nếu như A nhận thức rằng số giấy tờ kia không có giá trị, vậy A còn chần chờ gì nữa mà không vứt chiếc ví đi để phi tang sau khi đã lấy hết tiền trong đó. Hơn nữa, ĐIều 141 chỉ áp dụng khi mà người phạm tội cố tình không trả khi đã được yêu cầu, A nếu đang giữ thì có lý do gì lại không trả (vì trong nhận thức của A chúng không có giá trị), còn về 3 tr trong ví,  không nhận đã lấy thì cũng khó có thể chứng minh.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95112   14/04/2011

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    vấn đề ở đây là: xác định tội danh của A.
    mình thì mình thấy, hành vi cấu thành tội quy định tại Điều 141, nhưng vấn đề là mức tiền. các bạn thử đọc lại xem, mình thắc mắc là chỗ đó.
    Thân!

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #96141   18/04/2011

    ngocanh301
    ngocanh301

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo n hư ý kiến của t thì, Điều 163 BLDS định nghĩa về tài sản gốm: vật, tiền và giấy tờ có giá, t nghĩ trong trường hợp này giá trị tài sản ko chỉ đc định giá trên số tiền mặt mà người phạm tội chiếm giữ.Tuy nhiên, giấy tờ có giá bao gồm những gì? đó là sổ tiết kiệm, sổ đỏ, hay những giấy tờ khác có ghi mệnh giá như trái phiếu, công trái, cố phiếu...như vậy theo t nghĩ, trong trường hợp này, cần xem xét cụ thể số giấy tờ ấy là ntn, nhưng tb nghĩ Vui ko nên quá chia lẻ trường hợp ra làm gì, bởi nếu đề bài ko đưa ra rằng số giấy tờ kia có giá trị là bao nhiêu thì mình nên mặc nhiên coi nó là nhữung giấy tờ thông thường và chỉ tính giá trị trên số tài sản là tiền mặt mà ng phạm tội chiếm giữ

    Và cũng đã đủ lớn để mong bé lại như ngày hôm qua

     
    Báo quản trị |  
  • #98188   24/04/2011

    chienbinhkhongngung
    chienbinhkhongngung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    ngocanh301 viết:
    Theo n hư ý kiến của t thì, Điều 163 BLDS định nghĩa về tài sản gốm: vật, tiền và giấy tờ có giá, t nghĩ trong trường hợp này giá trị tài sản ko chỉ đc định giá trên số tiền mặt mà người phạm tội chiếm giữ.Tuy nhiên, giấy tờ có giá bao gồm những gì? đó là sổ tiết kiệm, sổ đỏ, hay những giấy tờ khác có ghi mệnh giá như trái phiếu, công trái, cố phiếu...như vậy theo t nghĩ, trong trường hợp này, cần xem xét cụ thể số giấy tờ ấy là ntn, nhưng tb nghĩ Vui ko nên quá chia lẻ trường hợp ra làm gì, bởi nếu đề bài ko đưa ra rằng số giấy tờ kia có giá trị là bao nhiêu thì mình nên mặc nhiên coi nó là nhữung giấy tờ thông thường và chỉ tính giá trị trên số tài sản là tiền mặt mà ng phạm tội chiếm giữ

    Mình đồng ý với bạn về lập luận của bạn. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là "giấy tờ có giá" bao gồm trái phiếu, công trái, cổ phiếu... nhưng không bao gồm sổ tiết kiệm, sổ đỏ bạn ah. Vì giấy tờ có giá phải trị giá được bằng tiền và phải giao dịch được.
     
    Báo quản trị |  
  • #236731   02/01/2013

    kudoshin1994
    kudoshin1994

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    >>>Cho nên nhặt được của rơi (tiền) ko trả lại cũng chẳng sao-hì hì

     
    Báo quản trị |  
  • #282077   20/08/2013

    Chào các bạn

    Nếu giá trị dưới 10 triệu đ thì theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 18 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người chiếm giữ tài sản trái phép có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là Điều 18 này lại quy định hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm  e khoản 2 Điều 18 nói trên thì thật kỳ quái.

    Chẳng lẽ tịch thu luôn tài sản bị chiếm giữ? Lưu ý là Điều 18 chỉ quy định người chiếm giữ trái phép phải bồi thường cho người bị chiếm giữ chứ không quy định phải trả lại???

     
    Báo quản trị |