Điều 10 Luật HNGD

Chủ đề   RSS   
  • #109809 13/06/2011

    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Điều 10 Luật HNGD

    E thắc mác 1 chút. Kỳ sau e mới học Luật hôn nhân gia đình nhưng hôm qua đọc luật có chút thắc mác.

    Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn

    Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

    1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

    3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    5. Giữa những người cùng giới tính.



    Ở khoản 4, tại sao lại cấm kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi ạ, nếu 2 người đó nảy sinh tình cảm thật và muốn kết hôn thì sao lại cấm ạ.
    bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; ở đây được hiểu là những người đã từng lá bố chồng-con dâu, mẹ vợ con rể, bố dượng-con riêng, mẹ kế-con chồng hay là quan hệ này được xét khi họ có ý định kết hôn. Nếu là khi họ có ý định kết hôn thì chẳng phải đã có khoản 1 rồi sao, tại sao lại phải thêm vào luật.
    Mong mọi người giải đáp.
    hì hì

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    5944 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #109831   13/06/2011

    sutucuoi
    sutucuoi

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    2 c! Mình cùng khóa đó^^
    T đang ôn HNGĐ, nên có thể giúp c chỗ này^^
    Thực ra cái này rất đơn giản, có lẽ do c chưa đọc kĩ. Nếu chú ý dấu câu, có thể thấy: cẩm giữ những ng từng là bố chồng với con dâu, mẹ chồng với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng chứ k phải chỉ xem xét khi giữa ,họ đang tồn tại những quan hệ này. Vậy nên, chỗ này k có chồng chéo c ạ!
    Thanks c nhé^^

     
    Báo quản trị |  
  • #109842   13/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Em kajnodo92!
     Chỉ một câu đơn giản, pháp luật cấm như vậy nếu việc trên xảy ra sẽ ảnh hưởng đến đạo đức, cũng như văn hóa, thuần phong mỹ tục con người Việt Nam ta!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #109847   13/06/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Đã hiểu, Cảm ơn mọi người nha!!
    Nhưng cá nhân e vẫn nghĩ việc cấm như vậy là ko cần thiết, nếu họ thực sự muốn kết hôn thì có thể đó là ngăn cản hôn nhân chứ, hơn nữa việc nhận con nuôi có thể là do người ta thấy cô đơn, VD 1 người độc thân 23 tuổi muốn nhận đứa bé 15 tuổi làm con nuôi thì sao, sau nì họ có nảy sinh tình cảm và muốn đi tới hôn nhân.
    Thân ái!!
    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 13/06/2011 10:03:40 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #109859   13/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào em kajnodo92!
     Em xem điều này: LHNGĐ năm 2000
     

    Điều 68. Người được nhận làm con nuôi

    1. Người được nhận làm con nuôi phải là người #ffff00;">từ mười lăm tuổi trở xuống.

    Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.

    2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    Điều 69. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi

    Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    2. #ffff00;">Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;

    3. Có tư cách đạo đức tốt;

    4. Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    5. Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.


     Em ví dụ của em đưa ra không phù hợp rồi. Em chỉ hiểu đơn giản như bài viết trên của anh thôi nhé.


    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    kajnodo92 (13/06/2011)
  • #109864   13/06/2011

    sutucuoi
    sutucuoi

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Híc. định trả lời c nhưng a khacduy25 trả lời mất rồi
    @khacduy25: bạn í mới đang tìm hiểu về HNGĐ thôi mà. Thanks a nhiều nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #109930   13/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Trao đổi thêm cùng các bạn như sau:

    kajnodo92 viết:

    Ở khoản 4, tại sao lại cấm kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi ạ, nếu 2 người đó nảy sinh tình cảm thật và muốn kết hôn thì sao lại cấm ạ.#17365d; text-decoration: underline;">


    Tại sao pháp luật lại quy định như vậy, mặc dù giữa những người này không có quan hệ về huyết thống? Đó là vì trước đây giữa họ đã có mối quan hệ là cha con - mẹ con và có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Do vậy việc cấm những người này kết hôn với nhau là nhằm bảo đảm thuần phong mỹ tục của dân tộc và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc của cuộc sống, nhằm làm ổn định mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, ngăn chặn hiện tượng cưỡng ép kết hôn do mối quan hệ phụ thuộc giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

    kajnodo92 viết:

    #17365d;">Bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; ở đây được hiểu là những người đã từng lá bố chồng-con dâu, mẹ vợ-con rể, bố dượng-con riêng, mẹ kế-con chồng hay là quan hệ này được xét khi họ có ý định kết hôn. Nếu là khi họ có ý định kết hôn thì chẳng phải đã có khoản 1 rồi sao, tại sao lại phải thêm vào luật.

    Vấn đề này đã được hướng dẫn cụ thể tại tiết c.4 điểm c mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP:

    c.4. Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài việc cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:

    - Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

    - Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;

    - Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;

    - Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

    - Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.

    Pháp luật cấm luôn cả việc kết hôn giữa người đã từng là bố chồng - con dâu, mẹ vợ - con rể, bố dượng - con riêng của vợ, mẹ kế - con riêng của chồng là cũng xuất phát từ các vấn đề như đã phân tích ở trên.

    Trân trọng!



    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #109988   13/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào mọi người,
    Nhân tiện đang bàn về vấn đề cấm kết hôn, mình muốn trao đổi thêm một vấn đề.
    Hiện này, các trường hợp cấm kết hôn nói trên đã tương đối rõ ràng và đầy đủ. Tuy nhiên, theo mình, có lẽ vẫn còn thiếu một trường hợp: con riêng của vợ và con riêng của chồng. Để đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc, Luật hôn nhân và gia đình cũng nên cấm luôn cả trường hợp này mới đúng.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #109990   13/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thì lại có ý kiến khác chị Vân:

    Em thấy kết hôn con nuôi - con đẻ (1) với con riêng của vợ - con riêng của chồng (2)  không khác nhau lắm. Pháp luật đã không cấm 1 thì cũng ko nên cấm 2. Nên thấy cứ không nên cấm thì hơn. Vấn đề có nên kết hôn hay không để cho cha mẹ, các bạn đó, và xã hội tự đánh giá. Nếu họ vượt qua được định kiến thì cứ cưới thôi, còn không vượt qua được thì thôi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #110067   13/06/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    vấn đề Kajnodo92 nói thì nó ảnh hưởng đạo đức, thuần phong mĩ tục ..... như mọi người nói rồi.
    Cái chị Vân nói em xin có ý kiến:
    con nuôi_con đẻ cũng như con riêng của vợ và chồng, nếu họ thật sự yêu thương nhau thì kệ cho họ kết hôn với nhau, e thấy ko có vấn đề gì cả, tụ nguyện mà
    Hơn nữa họ cũng chẳng có gì dàng buộc với nhau về nuôi dưỡng huyết thống........... gì cả, họ thực tâm yêu nhau thì ai nỡ..... ép dầu ép mỡ chứ ai nỡ ép duyên.
    Cái gọi là đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục, mỗi thời mỗi thay đổi khác đi chuts ít, đạo đức là xuất phát từ xã hội, trong time dài được mọi người coi như vậy, xã hội là ai? là chính chúng ta chứ ai nữa? chúng ta tạo nên XH, tạo ra dư luận, tạo ra đạo đức, nếu chúng ta ko phản đối thì hẳn nhiên nó ko trái đạo đức XH, đạo đức XH lại là 1 cái gì đó vô định, trừu tượng ko nắm bắt hết được và nó cũng thay đổi theo thời gian.
    Hãy mở rộng đường cho những hạnh phúc nở rộ, đừng để chỉ vì luật mà họ ko lấy đc nhau, hay phải dùng mọi cách lách luật để bảo vệ ty hp của mình

    emoticon

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (14/06/2011) KhacDuy25 (14/06/2011)