Điểm yếu của sinh viên luật hiện nay

Chủ đề   RSS   
  • #456512 07/06/2017

    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Điểm yếu của sinh viên luật hiện nay

    Sinh viên luật hiện nay đã có nhiều cơ hội hội nhập và phát triển. Các bạn trẻ năng động, được tiếp cận gần hơn với khoa học và công nghệ. Thế nhưng, bên cạnh những mặt rất tích cực. Sinh viên luật chúng ta cũng còn nhiều điểm yếu. Những điểm yếu này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cũng như khách quan mang lại. Cùng nhìn nhận những điểm yếu cơ bạn để chúng ta tự đánh giá, rút kinh nghiệm cũng như là bài học cho chính mình.

    1. Sự tự học chưa cao. Tư duy: Điểm, chứng chỉ và bằng

    “Tôi làm thầy nên tôi hay tiếp xúc với sinh viên. Sinh viên hiện nay đôi khi họ học luật chỉ vì tấm bằng (cũng như toàn xã hội), thành ra học phải "sưu tầm" cho đủ điểm, mong muốn của họ không phải là học cái gì mà mong học cho đỗ. Ngoài ra, sự tự học của nhiều bạn cũng chưa cao. Tôi thì không ưa những học trò chỉ muốn điểm cao, chỉ lo sưu tầm đủ chứng chỉ để có được tấm bằng đại học. Cái quan trọng là anh thu lượm được cái gì trong quá trình học.

    Tuy nhiên tôi cũng thấy rằng nếu có những động lực thì các em cũng có thể học nhóm rất tốt. Tôi đã chứng kiến nhiều sinh viên năm thứ hai, thứ ba nhưng năng lực hùng biện rất tốt, khả năng thuyết phục đôi khi tốt hơn nhiều ông thầy’ – P.GS TS. Phạm Duy Nghĩa

    2. Học nhiều nhưng thực hành ít.

    Học luật cũng giống như học để thành một ông bác sĩ. Nếu bác sĩ chữa bệnh cho người thì luật học giúp xác định tội và nói về số phận con người cũng như tham gia vào việc giải quyết các xung đột xã hội.

    Thế nhưng, sinh viên luật hiện nay vẫn phần nhiều học lý thuyết chứ ít khi được thực hành. Có lẽ là không nhiều số sinh viên được va vấp và trực tiếp giải quyết các vụ việc trong đời sống thực tiễn khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thậm chí điều này còn hạn chế với ngay cả với những sinh viên mới ra trường.

    Nguyên nhân chủ quan là do ở Việt Nam sinh viên luật là thế hệ vừa học xong lớp 12 tuổi đời còn quá trẻ, thụ động nhiều trong xã hội (Ở nhiều nước học luật bắt buộc phải có bằng đại học khác).

    Nhưng khách quan mà nói, bản thân các cơ sở đào tạo hiện nay chưa tạo ra được nhiều cơ hội cho sinh viên ngành luật thực hành. Nếu như không nói là gần như không có. Trong khi sinh viên một số ngành khác được tham gia trực tiếp vào máy móc, thiết bị như khối học kỹ thuật, hóa học.

    3. Tư duy phản biện xã hội

    Học luật mà không có tư duy phản biện các vấn đề phát sinh hàng ngày trong đời sống xã hội thì coi như bạn chưa học luật.

    Trên lớp có thể nhiều sinh viên không đặt vấn đề nhưng trong quán café, trên forum, blog... thì chúng ta có thể nhìn thấy không ít những ý kiến khác nhau. Xã hội nào nó cũng có những nhu cầu nhìn nhận một vấn đề đa chiều. Tự thân xã hội nó là đa chiều, chỉ có điều trong phòng học điều đó chưa diễn ra. Nó diễn ra ở chỗ khác thì đôi khi không kiểm soát được.

    Nhiều sinh viên luật chưa được rèn luyện tư duy phản biện. Chủ yếu là những sinh viên năng động tham gia nghiên cứu, tham gia vào các trung tâm hay câu lạc bộ thì kỹ năng và tư duy phản biện tốt hơn. Nhưng quan trọng là tư duy phản biện phải được định hướng đúng đắn và hợp lý.

    4. Yếu ngoại ngữ

    Học ngoại ngữ không phải con đường duy nhất để trở thành một người hành nghề luật giỏi, thành công. Nhưng học tốt ngoại ngữ chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội thành công cho sinh viên luật.

    Thế nhưng, do đầu vào của ngành luật chủ yếu là khối C, A (bên cạnh đó là khối D) nên sinh viên luật cũng phần đông không giỏi ngoại ngữ.

    Việc học chưa tốt ngoại ngữ khiến sinh viên luật mệt nhoài trong các kỳ thi có liên quan đến ngoại ngữ, khó khăn trong việc xin học bổng. Cũng như khó khăn trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài.

    5. Quan hệ xã hội

    Tuổi đời nhỏ, chưa có kinh nghiệm cũng vốn kiến thức xã hội nên phần đồng sinh viên luật ít có những mối quan hệ.

    Quan hệ xã hội không phải để sử dụng trong việc “chạy án” hay “lo lót”. Mà nó là yếu tố quan trọng khi hành nghề. Nhất là đối với nghề luật sư.

    Nguồn: Tôi Yêu Luật

     
    23910 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #456539   08/06/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    cảm ơn bạn. quá chuẩn luôn bạn a, mà  tiện chủ đề, thì có anh em, đồng môn nào có cách khắc phục mấy hạn chế trên không? chia sẻ cho mình vs? mình bị hạn chế phần tiếng anh pháp lý, với quan hệ xã hội vì tính mình hơi ngại tiếp xúc với lạ. Nếu có mong được anh em chỉ bảo ạ

    Cập nhật bởi nguyentrongtan188 ngày 08/06/2017 07:43:36 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrongtan188 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (26/06/2017)
  • #457490   15/06/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Theo mình ngoài những điểm yếu như bạn chia sẻ thì sinh viên luật hiện nay còn có một điểm yếu nữa là khả năng làm việc nhóm chưa cao. Như chúng ta đều biết, làm việc nhóm là một cách học hiệu quả.

    Tuy nhiên, có một thực tế ở sinh viên luật là có những nhóm dù 6 - 7 người nhưng chỉ có 3 – 4 người thực chất làm việc, những người khác thì quen thói ỷ lại vào các bạn đó, không tham gia vào hoạt động nhóm, hoặc tham gia cho có. Chính vì vậy mà việc làm cho xong, làm để đối phó là điều không thể tránh khỏi ở sinh viên luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenduy303 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (26/06/2017)
  • #457576   15/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất bổ ích, bản thân mình thầy sinh viên Luật hiện nay còn một điểm yếu mà khá nhiều bạn mắc phải đó là Kỹ năng mềm. Đây là một yếu tố cũng khá quan trọng làm nên một cử nhân luật hoàn hảo trong tương lai. Với sinh viên Luật thì những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hay điều tiết cảm xúc là những thứ cần phải có. Nó giúp chúng ta hoà nhập tốt hơn trong công việc, xây dựng một hình ảnh tốt hơn trong mắt mọi người và gop phần làm nên thành công của bạn trong tương lai. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (26/06/2017)
  • #457589   15/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Cảm ơn bạn đã nêu rõ những điểm yếu của dân học Luật chúng ta. Trong số đó, mình tâm đắc nhất là học nhiều làm ít. Rất rõ ràng, trong suốt 4 năm học Luật, tất cả những gì mình tiếp xúc chỉ là trên giấy, những tình huống đã được gọt giũa để rồi khi tiếp xúc thực tế, mình thật sự rất bối rối và không biết bắt tay từ đầu, dù đã học bao nhiêu là thứ suốt bốn năm trời.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    hkhduy (26/06/2017)
  • #457629   15/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Theo mình điểm yếu 1, 2 và 3 là do thói quen đọc, viết và thuộc lòng và bệnh thành tích đã thành thói quen khó bỏ của chúng ta trong suốt những năm phổ thông

    Còn 4 là do bản thân không có ý thức rèn luyện, trau dồi ngoại ngữ

    5 thì khỏi phải bàn, nguyên nhân đó hơi khó để khắc phục

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (26/06/2017)
  • #461192   15/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Mình nghĩ bạn chia sẻ khá đúng về thực trạng hiện nay, một phần nguyên nhân cũng là do cơ chế giảng dạy ở nước ta còn nghiêng nhiều về lý thuyết, thiếu thực hành, tuy nhiên đó là yếu tố khách quan, chủ quan mà nói là do sinh viên thiếu sự chủ động, tích cực trong học tập. Đặc biệt là yếu tố thư 3, 4, 5.

     
    Báo quản trị |  
  • #461205   15/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đó chính xác là thực trạng hiện nay của tất cả sinh viên Việt Nam chứ không riêng gì sinh viên luật. Bởi vì đã quen với cách đào tạo cầm tay chỉ việc từ khi còn tiểu học rồi đến trung học nên giờ lên đại học phải tự thân làm hết thảy mọi việc lại không quen và đối với những bạn không vững vàng sẽ dễ bị chao đảo năm đầu tiên và trượt dốc dài sau đó. Nói chung, muốn cải thiện thì phải cải thiện triệt để từ gốc tính tự lập và những kỹ năng trong học tập từ khi vừa mới bắt đầu đi học 

     
    Báo quản trị |  
  • #461241   15/07/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    mình thấy những điểm yếu này hầu hết gặp ở sinh viên mới ra trường hiện nay, hầu như các ngành các kiên thức trong trường là một phần nền tảng để vững bước vào đời, cũng như bạn nói sự tự học chưa cao, đúng là tự học chưa cao nhưng một vài vấn đề tự học không thể giải quyết được mà cần có ý kiến của thầy cô, bạn bè ms tổng hợp và ra một kết quả tốt... Khả năng tiếng anh là rất cần thiết hiện nay, thời buổi hội nhập và phát triển nên tiếng anh gần như là ngôn ngữ thứ 2 cần biết và thực hành tốt. Bài viết của bạn đã bao trùm hầu hết các điểm yếu của sinh viên nói chung rồi.. 

     
    Báo quản trị |  
  • #461246   15/07/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Đúng thật vậy, các nguyên nhân và cũng là điểm yếu cũng snh viên luật hiện nay khi ra trường, các bạn thường bỡ ngỡ và chưa có định hướng dúng cho việc mình làm. Ngoài ra, tôi nhận thấy và cũng chính bị mắc phải là chưa có đầy đủ kỹ năng mềm để phục vụ cho việc hành nghề luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #461251   15/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Mình nghĩ ngoài những điểm yếu bạn kể trên thì còn 1 điều nữa là sinh viên Luật ngay từ khi còn ngồi ở giảng đường ĐH đa số chưa định hướng được tương lai sẽ làm gì và cần phấn đấu cái gì, trau dồi cái gì để hướng tới mục tiêu đó, mà cái này cũng khó nữa, nếu bạn không có gia đình hậu thuẫn và định hướng cho 1 công việc ổn định sau khi ra trường thì bạn phải chật vật làm từ mảng này sang mảng kia xem mình phù hợp với công việc này rồi mới có thể ổn định được, đôi khi công việc sẽ trái ngành nữa, cơ hội việc làm thì không thiếu mà chủ yếu có phù hợp không thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (16/09/2017)
  • #461256   15/07/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mình thấy sinh viên luật rất cần có tư duy phản biện, nó không những giúp sinh viên có thể có được cái nhìn nhiều chiều về mọi vấn đề mà còn giúp những kiến thức sách vở có thể được linh hoạt đưa vào trong các tình huống đó. Nhưng lại có rất nhiều sinh viên luật hiện nay thiếu đi điều này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #461288   15/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết khá hữu ích, nhưng nói đi cũng phải nói lại nếu không do giáo dục nước ta đi theo lối mòn, không có phương pháp dạy tốt thì làm sao đòi hỏi sinh viên tiếp thu được tinh hoa. Xã hội thì quan trọng bằng cấp, như việc nếu bạn không học Đại học Luật thì cơ hội sinh việc của bạn sẽ khó khăn hơn những bạn sinh viên hocvj trường luật. Vì những vấn đề như thế nên cũng một phần làm cho các bạn sinh viên trở nên thụ động hơn. Còn những bạn nào có ý thức biết mình cần phải học gì làm gì thì lại thiếu các kỹ năng mềm, mối quan hệ xã hội giúp mình hoàn thiện bản thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #461338   15/07/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


     Thực trạng này mình thấy phổ biến đối với sinh viên của tất cả các trường chứ không chỉ riêng sinh viên luật. Có chăng một phần cũng xuất phát từ cách thức giáo dục của nước ta từ xưa đến nay vẫn nặng về lý thuyết, chưa đề cao nội dung thực hành. Ngay từ nhỏ, học sinh đã được tập làm quen với kiểu học thầy đọc trò chép rồi thì mấy chục năm sau khi trở thành sinh viên học trong môi trường đại học lối tư duy, cách học đó đã ăn sâu vào tiềm thức rồi, khó mà thay đổi.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #461340   15/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Cảm ơn bạn đã nêu rõ những điểm yếu của dân học Luật chúng ta. Mình thấy những điểm yếu này hầu hết gặp ở sinh viên mới ra trường hiện nay. Nhưng biết là một chuyện và cải thiện cải cách nó lại là chuyện khác. Cũng như nên giáo dục vậy không thể thay đổi ngày một ngày hai mà nos phải trải qua một quá trình thì mới vững chắc được.

     
    Báo quản trị |  
  • #461395   16/07/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Mình đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết này. Nhưng cá nhân mình nghĩ trên thực tế, sinh viên của nhiều ngành học khác không chỉ riêng gì luật cũng thiếu các kỹ năng trên, dẫn đến những bước chân đầu tiên ra ngoài xã hôị thường bỡ ngỡ và khó thích nghi với môi trường làm việc. Thiết nghĩ ngoài bản thân các bạn trẻ, một phần cũng xuất phát từ hệ thống giáo dục, thiếu đầu tư vào phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #461601   18/07/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình đồng ý với bạn @myduyen1312
    Những điểm yếu mà chủ thớt nêu đang là tình trạng chung của sinh viên Việt Nam, chứ không chỉ riêng đối với sinh viên ngành luật. 

    Riêng phần quan hệ xã hội, theo bài viết của bạn thì mình sẽ hiểu theo nghĩa các mối quan hệ thực dụng và thiên về việc làm ăn.
    Mình nghĩ đối với sinh viên thì chưa nên xét yếu tố này là điểm yếu. Đây là giai đoạn cuối của thời tuổi trẻ mà bạn được hưởng sự bao bọc, chưa bị vùi dập xã hội. Nên hãy cứ tận hưởng khoản thời gian này.

    Có chăng thì chỉ nên chuẩn bị sơ bộ về kiến thức và tâm lý để đỡ bỡ ngỡ thôi.  

     
    Báo quản trị |  
  • #464633   15/08/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    "Học nhiều nhưng thực hành ít" cái này mình thấy rất đúng. Việc học hiện nay chủ yếu là học lý thuyết khô cứng, đến khi muốn áp dụng ngoài thực tiễn là chịu không biết nó nằm ở đâu trong số một tỉ thứ mình vừa học, nên học nhiều hay học ít tóm lại là cũng không biết làm gì. Cần lắm một chương trình đào tạo cọ xát thực tế nhiều hơn để sinh viên ra trường đỡ bỡ ngỡ

     
    Báo quản trị |  
  • #464642   15/08/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Các trường đào tạo chuyên ngành luật hiện nay chưa tạo ra được nhiều cơ hội cho sinh viên ngành luật thực hành. Cần phải tạo điều kiện cho sinh viên nhiều hơn. Nhưng sinh viên cũng cần tự lập để tự tìm kiếm các cơ hội thực hành cho mình để trau dòi kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết cho mình trong quá trình thực hành.

     
    Báo quản trị |  
  • #464680   15/08/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Mình thấy không chỉ riêng sinh viên luật mà đây là điểm yếu chung của thế hệ sinh viên hiện nay, học một cách thụ động và quan trọng ở điểm số chứ còn phần quan trọng là kiến thức và kĩ năng thì lại không chịu học hỏi và rèn luyện, bởi vậy đến lúc ra trường đi xin việc đông tây mà không có ai tuyển thì mới khóc ra nước mắt.

     
    Báo quản trị |  
  • #465070   20/08/2017

    ksnb_ctr
    ksnb_ctr

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2015
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Bài viết của bạn khá bổ ích. Hiện nay ở Việt Nam đa số sinh viên không riêng gì sinh viên luật tinh thần tự học chưa cao. Việc học đi đôi với hành cũng vậy không có mấy trường mà sinh viên được thực hành hay được làm việc trong môi trường thực tế. Các ngành như: ngân hàng, kế toán, tài chính ... đa phần chỉ học trên lý thuyết trong khi thực tế làm việc thì có nhiều phần khác biệt với kiến thức trên giảng đường. 

     
    Báo quản trị |