Dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 sẽ được trình Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới đây. Trong nội dung dự thảo gần đây nhất (ngày 11-8-2019), có một điểm mới đáng chú ý liên quan đến định nghĩa về hợp đồng lao động. Theo đó, khoản 1 Điều 14 về hợp đồng lao động ghi nhận:
“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc phải làm, tiền lương, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Các thỏa thuận khác có nội dung thể hiện về công việc phải làm, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên được xác định là hợp đồng lao động.”
Trên phương diện so sánh với BLLĐ hiện hành 2012, chúng ta thấy rằng các nhà làm luật đã bổ sung quy định: “Các thỏa thuận khác có nội dung thể hiện về công việc phải làm, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên được xác định là hợp đồng lao động”.
Như vậy, theo quy định tại dự thảo, định nghĩa về hợp đồng lao động đã được giải thích với nội hàm rộng hơn so với trước đây.
Xong, nội dung mới đáng chú ý trên đã khiến nhiều người cho rằng, nếu chiếu theo quy định tại dự thảo thì chế độ làm việc của các tài xế công nghệ chẳng khác nào một "hợp đồng lao động" đích thực, mà trong đó một bên là tài xế và bên còn lại chính là công ty kinh doanh vận tải hành khách (GoViet, Grab, Bee,…). Trong khi đó, hiện nay hầu hết các tài xế công nghệ đều đang làm việc dưới hình thức là đối tác độc lập cho các công ty dịch vụ công nghệ.
Cập nhật bởi lanbkd ngày 24/09/2019 03:19:33 SA