Dịch vụ viễn thông công ích gồm dịch vụ nào? Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động viễn thông công ích? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Dịch vụ viễn thông công ích gồm dịch vụ nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Viễn thông 2023 quy định về hoạt động viễn thông công ích như sau:
(1) Hoạt động viễn thông công ích là việc hỗ trợ cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, thiết bị đầu cuối góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm:
(3) Hoạt động viễn thông công ích được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Phổ cập dịch vụ viễn thông, trong đó ưu tiên khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các khu vực khó có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường;
- Bảo đảm quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân; ưu tiên hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích và thiết bị đầu cuối cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
(4) Kinh phí cho hoạt động viễn thông công ích được bảo đảm từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Theo đó, dịch vụ viễn thông công ích bao gồm các dịch vụ sau đây:
- Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo danh mục, địa bàn, khu vực, điều kiện, chất lượng, giá dịch vụ do Nhà nước quy định;
- Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động viễn thông công ích?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Viễn thông 2023 quy định về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý hoạt động viễn thông công ích như sau:
(1) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
- Ban hành giá dịch vụ viễn thông công ích theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
- Tổ chức, quản lý, kiểm tra thực hiện hoạt động viễn thông công ích.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất địa bàn được hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, danh sách đối tượng được hưởng hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, thiết bị đầu cuối tại địa phương;
- Tổ chức thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo nhiệm vụ được giao;
- Phối hợp kiểm tra thực hiện hoạt động viễn thông công ích tại địa phương.
Lưu ý: Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ bao gồm danh mục dịch vụ viễn thông công ích, địa bàn, khu vực, đối tượng được hỗ trợ, phương thức thực hiện hoạt động viễn thông công ích, mức đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và các giải pháp thực hiện chương trình.
Tóm lại: Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm các dịch vụ sau đây:
- Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo danh mục, địa bàn, khu vực, điều kiện, chất lượng, giá dịch vụ do Nhà nước quy định;
- Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý hoạt động viễn thông công ích được quy định như trên.