Dịch bệnh Covid 19 là sự kiện bất khả kháng

Chủ đề   RSS   
  • #551957 16/07/2020

    son1971

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Dịch bệnh Covid 19 là sự kiện bất khả kháng

    Sự kiện bất khả kháng phải hội tụ 3 điều kiện Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015:

    - Một là, đó có phải là sự kiện khách quan (sự kiện khách quan tức là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên các bên tham gia trong Hợp đồng, có thể là sự kiện tự nhiên như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần…), chiến tranh hay cũng có thể do con người gây ra.

    - Hai là, không thể lường trước được và không thể khắc phục tức là những sự kiện xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra.

    - Ba là, cũng liên quan đến điều kiện hai, bên bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép mà không thể khắc phục được.

    Do đó, cần phân tích xem dịch Covid 19 có hội tụ đủ 03 yếu tố nêu trên không để được coi là sự kiện bất khả kháng.

    - Điều kiện 1: Covid 19 là sự kiện khách quan, vì Covid 19 là dịch bệnh, là bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra, lây lan, phát tán trên rất nhiều quốc gia ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, và đã có tuyên bố từ các nhà chức trách qua các văn bản pháp lý sau:

    Ngày 29/01/2020, tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế Việt Nam đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rut Corona gây ra (có tên gọi là Covid-19) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 các bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

    Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra là dịch truyền nhiễm tại Việt Nam, thời điểm xẩy ra dịch là từ ngày 23/01/2020.

    Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu.

    Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19.

    Ngày 31/3/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu thực hiện cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn 15 ngày từ 0 giờ ngày 01/4 đến hết ngày 15/4/2020.

    Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, thời gian xảy ra dịch là từ ngày 23/01/2020.

    - Điều kiện 2: không thể lường trước được và không thể khắc phục vì hiện tại cơ quan chức năng đưa ra lệnh không cho hoạt động, cách ly bao gồm các hoạt động lưu thông hàng hoá, người, dịch vụ giữa các vùng nhất định chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ chịu ảnh hưởng của dịch được coi là đáp ứng quy định về điều kiện này.

    - Điều kiện 3: đây là điều kiện làm phát sinh tranh chấp pháp lý bởi các bên phải chứng minh được là không thể khắc phục được tình hình mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng của mình.

    => Vậy doanh nghiệp phải chứng minh bằng cách nào? Đây là gợi ý của luật sư Bùi Sơn để Doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng :

    Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng cần tiến hành các bước gì để đảm bảo quyền lợi của mình?

    - Thông báo với bên đối tác về những khó khăn trong thực hiện hợp đồng:

    Bên không thực hiện được phần nghĩa vụ theo hợp đồng cần nhanh chóng thông báo cho bên còn lại của Hợp đồng về ảnh hưởng của sự kiện được coi là bất khả kháng đối với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình để giảm bớt tối đa nhất những thiệt hại sẽ phát sinh.

    - Đàm phán lại hợp đồng:

    Đàm phán lại hợp đồng đối với phần nghĩa vụ có thể không thực hiện được do dịch Covid 19. Đây nên là phương án được ưu tiên đầu tiên trước khi tính đến yếu tố pháp lý.

    - Thu thập chứng cứ bổ sung cho điều kiện thứ 3 quan trọng và dễ gây tranh cãi “Là đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép”:

    Doanh nghiệp cần lưu lại các bằng chứng thể hiện được rằng doanh nghiệp đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể thực hiện được phần nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Hợp đồng. Việc lưu giữ bằng chứng này là hết sức quan trọng để xác định yếu tố “đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép nhưng không thể thực hiện được” của trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

    Doanh nghiệp khi soạn thảo Hợp đồng cần đưa điều khoản về “Bất khả kháng” vào để phòng ngừa rủi ro xảy ra.

     
    7993 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn son1971 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #551978   16/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Cảm ơn Luật sư!

    Tôi rất đồng ý với bài viết trên, tôi xin góp thêm một ý này, thì theo Điều 79 Công ước Viên 1980 "Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó."

    Do đó, theo Công ước Viên 1980 để xem dịch Covid-19 được miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm hợp đồng nếu nó thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều trên.

     
    Báo quản trị |