Địa vị pháp lý cúa pháp nhân nước ngoài trong tu pháp quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #39095 21/03/2009

    Hongphuc1998

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Địa vị pháp lý cúa pháp nhân nước ngoài trong tu pháp quốc tế

    Xin hỏi địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài trong tư pháp quốc tế khác gì so với thể nhân.Và quy ché pháp lý của văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài. Và hoạt động của pháp nước ngoài ở Việt nam
     
    34500 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #39096   21/03/2009

    jechi_8x
    jechi_8x

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Pháp nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam theo hình thức chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
    Về cơ bản thì địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài cũng được quy định dựa trên 1 số nguyên tắc như đối với thể nhận nước ngoài, đó là: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc có đi có lại. Có 1 nguyên tắc áp dụng cho thể nhân nước ngoài mà ko áp dụng cho pháp nhân nước ngoài, đấy là nguyên tắc đối xử đặc biệt (áp dụng với các nhân viên ngoại giao, lãnh sự).
    Theo như các nguyên tắc này thì các pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ như các pháp nhân Việt Nam.

    Nguyễn Phương Thảo

     
    Báo quản trị |  
  • #323655   17/05/2014
    Được đánh dấu trả lời

    pmk.2012
    pmk.2012

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Không phải bất kỳ tổ chức nào cũng được công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật của Nhà nước quy đinh hoặc tồn tại trên thực tế và được Nhà nước công nhận thì mới có tư cách pháp nhân. Thông thường, một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nơi mà nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách phâp nhân ở nước khác. Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Đối với Việt Nam, tất cả những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài. Quốc tịch của pháp nhân là mối quan hệ pháp lý đặc biệt và vững chắc giữa Nhà nước với một pháp nhân nhất định. Mối quan hệ đó được thể hiện trong hoạt động ở nước ngoài, pháp nhân sẽ được Nhà nước bảo hộ về mặt ngoại giao, đồng thời việc sáp nhập, chia, tách, giải thể, chấm dứt pháp nhân và thanh lý tài sản trong các trường hợp này sẽ được tuân theo quy định của pháp luật nước nơi pháp nhân mang quốc tịch.

     
    Báo quản trị |